Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế toàn cầu

Ngoài những đau khổ và khủng hoảng nhân đạo từ chiến dịch "đặc biệt" của Nga, toàn bộ nền kinh tế toàn cầu đã cảm nhận được những tác động, cụ thể là tăng trưởng chậm hơn và lạm phát nhanh hơn.

 

Các tác động từ ba khía cạnh sau :

 

Một, giá các mặt hàng như lương thực và năng lượng cao hơn sẽ đẩy lạm phát lên cao.

 

Thứ hai, các nền kinh sẽ phải đối mặt với sự gián đoạn thương mại, chuỗi cung ứng và kiều hối cũng như sự gia tăng người tị nạn.

 

Thứ ba, niềm tin kinh doanh giảm và các điều kiện tài chính bị thắt chặt.

 

Nga và Ukraine là những nhà sản xuất hàng hóa lớn, và sự gián đoạn đã khiến giá toàn cầu tăng cao, đặc biệt là đối với dầu và khí đốt tự nhiên. Gía lương thực đã tăng vọt, với lúa mì, Ukraine và Nga chiếm 30% xuất khẩu toàn cầu, đạt mức kỷ lục.

 

Biểu đồ cho thấy sức ép ngày càng tăng lên nền kinh tế toàn cầu.

 

Ngoài tác động lan tỏa toàn cầu, các quốc gia có tiếp xúc trực tiếp với thương mại, du lịch và tài chính sẽ cảm thấy thêm áp lực. Các nền kinh tế phụ thuộc vào nhập khẩu dầu sẽ thâm hụt tài chính và thương mại lớn hơn, áp lực lạm phát nhiều hơn, mặc dù một số nhà xuất khẩu như ở Trung Đông và châu Phi có thể được hưởng lợi từ giá cao hơn.

Giá lương thực và nhiên liệu tăng nhanh có thể gây ra nguy cơ bất ổn lớn hơn ở một số khu vực, từ châu Phi cận Sahara, châu Mỹ Latinh đến Caucasus và Trung Á, trong khi tình trạng mất an ninh lương thực có thể sẽ tiếp tục gia tăng ở các khu vực của châu Phi và Trung Đông.

Về lâu dài, chiến tranh có thể làm thay đổi cơ bản trật tự kinh tế và địa chính trị toàn cầu nếu thương mại năng lượng thay đổi, chuỗi cung ứng được cấu hình lại, mạng lưới thanh toán bị phân mảnh và các quốc gia cân nhắc lại việc nắm giữ tiền tệ dự trữ. Căng thẳng địa chính trị gia tăng càng làm tăng thêm rủi ro phân tán kinh tế, đặc biệt là đối với thương mại và công nghệ. Điểm qua các khu vực địa lý như sau :

 

Châu Âu

Các biện pháp trừng phạt chưa từng có đối với Nga sẽ làm suy yếu trung gian tài chính và thương mại, chắc chắn sẽ gây ra một cuộc suy thoái sâu sắc ở đó.

Năng lượng là kênh lan tỏa chính của Nga với châu Âu vì Nga là nguồn nhập khẩu khí đốt tự nhiên quan trọng. Những tác động này sẽ thúc đẩy lạm phát và làm chậm quá trình phục hồi sau đại dịch. Đông Âu sẽ chứng kiến ​​chi phí tài chính tăng cao và gia tăng người tị nạn. Dữ liệu của Liên hợp quốc, 3 triệu người vừa chạy trốn khỏi Ukraine cho tới thời điểm hiện tại và còn tiếp tục gia tăng.

Các chính phủ châu Âu cũng có thể phải đối mặt với áp lực tài khóa từ việc chi tiêu bổ sung cho ngân sách an ninh năng lượng và quốc phòng.

 

Trung Á

Ngoài châu Âu, các quốc gia láng giềng này sẽ cảm thấy hậu quả lớn hơn từ sự suy thoái của Nga và các lệnh trừng phạt. Liên kết chặt chẽ giữa hệ thống thương mại và thanh toán sẽ hạn chế thương mại, kiều hối, đầu tư và du lịch, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, lạm phát, các tài khoản bên ngoài và tài chính.

Trong khi các nhà xuất khẩu hàng hóa sẽ được hưởng lợi từ giá quốc tế cao hơn, họ phải đối mặt với nguy cơ xuất khẩu năng lượng giảm nếu các lệnh trừng phạt mở rộng đối với các đường ống dẫn qua Nga.

 

Trung Đông và Bắc Phi

Các tác động lớn từ giá lương thực và năng lượng cao hơn cũng như các điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt hơn. Ví dụ, Ai Cập nhập khẩu khoảng 80% lúa mì của mình từ Nga và Ukraine. Và, với tư cách là một điểm đến du lịch nổi tiếng cho cả hai, nó cũng sẽ chứng kiến ​​chi tiêu của du khách bị thu hẹp.

Các chính sách kiềm chế lạm phát, chẳng hạn như tăng trợ cấp của chính phủ, có thể gây áp lực lên các tài khoản tài khóa vốn đã yếu. Ngoài ra, các điều kiện tài chính bên ngoài ngày càng xấu đi có thể thúc đẩy dòng vốn chảy ra ngoài. Giá cả tăng có thể làm gia tăng căng thẳng xã hội ở một số quốc gia, chẳng hạn như những quốc gia có mạng lưới an sinh xã hội yếu, ít cơ hội việc làm, không gian tài chính hạn chế và chính phủ không được lòng dân.

 

Châu Phi cận Sahara

Đang dần phục hồi sau đại dịch, cuộc khủng hoảng này đe dọa tiến trình đó. Nhiều quốc gia trong khu vực đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của chiến tranh, cụ thể là do giá năng lượng và lương thực cao hơn, du lịch giảm và tiềm ẩn khó tiếp cận thị trường vốn quốc tế. Giá lúa mì kỷ lục đặc biệt liên quan đến một khu vực nhập khẩu khoảng 85% nguồn cung, 1/3 trong số đó đến từ Nga hoặc Ukraine.

 

Tây bán cầu

Giá lương thực và năng lượng là kênh chính tạo ra sự lan tỏa, trong một số trường hợp sẽ rất quan trọng. Giá cả hàng hóa cao có khả năng làm gia tăng đáng kể lạm phát ở Mỹ Latinh và Caribe, vốn đã phải đối mặt với tỷ lệ trung bình hàng năm 8% ở 5 nền kinh tế lớn nhất: Brazil, Mexico, Chile, Colombia và Peru. Các ngân hàng trung ương có thể phải bảo vệ hơn nữa sự tín nhiệm chống lạm phát, mặc dù các điều kiện tài chính vẫn tương đối thuận lợi.

Hoa Kỳ có ít quan hệ với Ukraine và Nga, tác động trực tiếp không nhiều, nhưng lạm phát đã ở mức cao nhất trong 4 thập kỷ trước khi chiến tranh thúc đẩy giá hàng hóa. Điều đó có nghĩa là giá có thể tiếp tục tăng khi Cục Dự trữ Liên bang bắt đầu tăng lãi suất.

 

Châu Á và Thái Bình Dương

Sự lan tỏa từ Nga hạn chế do thiếu các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ, nhưng tốc độ tăng trưởng chậm hơn ở châu Âu và nền kinh tế toàn cầu sẽ gây thiệt hại nặng nề cho các nhà xuất khẩu lớn. Các tác động lớn nhất đến tài khoản vãng lai sẽ là ở các nước nhập khẩu xăng dầu của các nền kinh tế ASEAN, Ấn Độ và các nền kinh tế cận biên bao gồm một số đảo Thái Bình Dương. Điều này có thể được khuếch đại bởi sự sụt giảm du lịch đối với các quốc gia phụ thuộc vào các chuyến thăm của khách Nga trong đó có Việt Nam.

Đối với Trung Quốc, với gói kích thích tài khóa sẽ hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng 5,5% của năm nay, tuy nhiên, giá cả hàng hóa và nhu cầu suy yếu tại các thị trường xuất khẩu lớn làm tăng thêm thách thức cho mục tiêu tăng trưởng của mình. Tương tự đối với Nhật Bản và Hàn Quốc, nơi các khoản trợ cấp dầu mới của chính phủ có thể giảm bớt tác động.

 

Những cú sốc toàn cầu

Hậu quả của cuộc chiến của Nga- Ukraine đã gây rung động không chỉ các quốc gia đó mà còn cả khu vực và thế giới, đồng thời chỉ ra tầm quan trọng của mạng lưới an toàn toàn cầu và các thỏa thuận khu vực nhằm hỗ trợ các nền kinh tế. Chiến tranh dẫn đến tăng chi phí cho các mặt hàng thiết yếu sẽ khiến các nhà hoạch định chính sách ở một số quốc gia khó đạt được sự cân bằng mong manh giữa kiềm chế lạm phát và hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau đại dịch.

 

Chiến tranh là điều không ai mong muốn, tiếc rằng nó đã xẩy ra, cầu mong hoà bình sớm quay trở lại.

 

Tài liệu tham khảo

https://thecup.vn/page/dieu-gi-xay-ra-neu-mot-quoc-gia-nhu-nga-vo-no

Đánh giá bài viết

Bình luận mới nhất