Các công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp hậu đại dịch

COVID-19 đã thay đổi sâu sắc cách chúng ta sống và làm việc cũng như cách chúng ta tiêu thụ, những thay đổi này đã dẫn đến đổi mới, buộc hoạt động kinh doanh phải nhanh chóng thích nghi hoặc biến mất. Trong lịch sử, sau thời kỳ khủng hoảng lớn dẫn đến thời kỳ đổi mới. Trong các cuộc khủng hoảng, chúng ta phải đối mặt với cơ hội để suy nghĩ khác biệt và tạo ra sự thay đổi nhanh chóng có thể có tác động lâu dài. Cuộc khủng hoảng COVID-19 không phải là ngoại lệ, COVID-19 đã tăng tốc đáng kể việc áp dụng các công nghệ mới và nhiều công nghệ trong số này sẽ tồn tại và phát triển.

 

Những tiến bộ trong AI, robot và tự động hóa đã tăng tốc trong quá trình diễn ra đại dịch. Việc làm bị mất trong đại dịch cũng đang được thay thế bởi robot và AI nhanh hơn bao giờ hết. Việc triển khai cơ sở hạ tầng kỹ thuật số trên tất cả các ngành đã định hình lại cách làm việc và hợp tác mới trên các khu vực địa lý và các lĩnh vực.

 

 

Lượng dữ liệu ước tính được tạo ra trên internet trong một phút vào năm 2021.

 

Sự thích nghi nhanh chóng và bắt buộc này có thể phải trả giá đắt, riêng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ con đường số hóa quá xa tầm tay, trong một cuộc khảo sát của Diễn đàn Kinh tế Thế giới gần đây, 40% doanh nghiệp vừa và nhỏ được khảo sát đã ngừng hoạt động của họ trong thời gian đại dịch, dẫn đến việc sa thải nhân viên và các biện pháp cắt giảm chi phí khác, đó là một thực tế. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ngày nay đang phải đối mặt với nhiệm vụ đưa ra những quyết định khó khăn có thể ảnh hưởng sâu sắc đến lực lượng lao động và phúc lợi của nhân viên (mặc dù không phải là tất cả đều nghiệt ngã như trên) trong một môi trường rất bất định. Những rủi ro mới cũng xuất hiện với lượng dữ liệu đáng kinh ngạc được tạo ra trên internet kèm theo đó là các cuộc tấn công mạng ngày càng thường xuyên và tốn kém.

 

Các doanh nghiệp nên làm gì với xu thế thay đổi công nghệ sau đại dịch để tồn tạo và tiếp tục phát triển trong giai đoạn tiếp?  Người viết với kinh nghiệm điều hành một doanh nghiệp công nghệ (tích hợp hệ thống) xin chia sẻ vài quan điểm dưới đây:

 

Lập kế hoạch chiến lược tốt hơn thông qua AI

Các thuật toán của AI đã và sẽ được các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sử dụng để hướng dẫn việc ra quyết định chiến lược, trong thập kỷ tới, phần mềm này sẽ trở nên mạnh mẽ hơn và sẽ được áp dụng như một cài đặt mới (dạng app).

 

AI ngày nay có thể giải quyết các vấn đề phức tạp hơn nhiều (tiến hoá về phía con người hơn), bằng cách xác định các mẫu không nhìn thấy và tìm ra các con đường mới để đạt được các mục tiêu chiến lược, phân tích AI sẽ không thể thiếu đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong tương lai.

 

Nhiều thông tin hơn giúp quản lý tốt hơn

 

Để dẫn đầu hiệu quả trong những năm 2020 và hơn thế nữa, các doanh nghiệp phân tích và hành động dựa trên dữ liệu này trong thời gian thực, tuy nhiên, trừ khi được quản lý tốt, các luồng thông tin không thể được sử dụng để hướng dẫn các quyết định và thậm chí có thể cản trở sự phát triển nếu thông tin sai sót.

 

Các công cụ mới kết hợp quyền truy cập nhiều hơn vào dữ liệu và các nền tảng tốt hơn, tóm tắt và phân tích dữ liệu đó, máy học giúp cho phép phân tích dữ liệu truyền trực tuyến. Thông tin tốt là nền tảng, dựa trên các thuật toán sẽ là trợ lý cho việc ra các quyết định của doanh nghiệp, doanh nghiệp nào làm tốt hơn sẽ chiếm lợi thế.

 

Công nghệ giúp nhân viên luôn kết nối, an toàn và hiệu quả

Dữ liệu đáng kinh ngạc cho thấy gần 1/5 số người đang lãng phí hơn 1/3 thời gian tại nơi làm việc - 52% tổng số người lao động đang cảm thấy kiệt sức. Các công ty đổi mới và hướng tới tương lai đang triển khai phần mềm, phần cứng, AI mới và các tiến bộ công nghệ khác để giữ cho nhân viên được kết nối, an toàn, có thời gian làm việc hiệu quả và qua đó cũng tìm kiếm nhân tài cũng như các nhân tố lao động tích cực.

 

AI vừa có thể tối đa hóa lợi nhuận vừa tăng tốc tăng trưởng toàn diện

“AI là động lực cho phép chúng tôi tìm ra những doanh nghiệp tốt nhất để đầu tư vào bất kể địa lý, giới tính hay chủng tộc” đây là lời trích từ tạp trí đầu tư hàng đầu thế giới của một lãnh đạo quỹ đầu tư GE, “Cho đến nay, 50% khoản đầu tư của chúng tôi dành cho phụ nữ và 35% cho người da màu trong khi vẫn duy trì kết quả kinh doanh hàng đầu và tỷ lệ lỗ cho vay dưới 2%, năm 2022, chúng tôi đặt mục tiêu tiếp tục hành trình với quy mô lớn hơn”.

 

Chúng ta tiếp tục xem xét hành trình của GE, nhưng phương diện học thuật người viết hoàn toàn tin tưởng điều này, kết quả công của AI mang lại không chỉ đến từ thuật toán mà còn từ nguồn dữ liệu đầy đủ tin cậy đó là cách GE đã và đang làm.

 

An ninh mạng là trụ cột của niềm tin trong nền kinh tế kỹ thuật số

Theo MarketsandMarkets.com dự kiến ​​thị trường an ninh mạng toàn cầu sẽ tăng từ 138 tỷ USD vào năm 2017 lên 232 tỷ USD vào năm 2022, với tốc độ CAGR là 11%. Riêng tại Israel, các công ty khởi nghiệp an ninh mạng đã huy động được 8,8 tỷ đô la trong giai đoạn năm 2021. Với lộ trình số hoá, việc các doanh nghiệp sẽ “hoạt động” nhiều hơn trên không gian mạng cũng đồng nghĩa với việc gia tăng tội phạm trên không gian này, việc giữ an toàn an ninh mạng là vô cùng quan trọng cho niềm tin để nền kinh tế số phát triển mà phát triển kinh tế số là động lực chính cho việc phát triển kinh tế, điều này đã được khẳng định.

 

Bài viết mang quan điểm cá nhân của người viết, cũng dựa trên các cuộc thảo luận với các nhà quản lý cấp trưởng phòng tại các tập đoàn công nghệ lớn toàn cầu, mong muốn góp tiếng nói với các doanh nghiệp tại Việt Nam, trong công cuộc tồn tại và phát triển trong giai đoạn hậu đại dịch.

 

Đọc thêm trên The Cup

https://thecup.vn/page/thanh-qua-tu-tri-tue-nhan-tao

https://thecup.vn/page/du-lieu-can-chia-se-va-nen-giao-dich-no-tren-san-chung-khoa

Đánh giá bài viết

Bình luận mới nhất