Dữ Liệu cần chia sẻ và nên giao dịch nó trên sàn chứng khoán.

Dữ liệu ngày càng trở nên quan trọng, là cơ sở cho nhiều ứng dụng AI mang tính cách mạng, như giải mã trình tự gen cho đến chế tạo robot, mô hình hóa biến đổi khí hậu, phát triển các phương tiện tự hành và cải thiện năng suất nông nghiệp. Với các AI càng phức tạp thì đòi hỏi những tập dữ liệu khổng lồ để tự học, dữ liệu ít hơn có nghĩa là độ chính xác kém hơn đó là bất lợi của sản phẩm và thậm chí là không hoàn thành được sản phẩm như ý muốn, về vấn đề này người viết xin đưa ra hai quan điểm về dữ liệu nên sẻ để có sự phát triển bình đẳng và nên sớm đưa lên sàn giao dịch chứng khoán như các cổ phiếu thông thường.

 

Dữ liệu cần được chia sẻ để tạo sự bình đẳng

Thực tế một số tập đoàn lớn có lợi thế để thu thập số lượng lớn dữ liệu từ thương mại điện tử và các nguồn khác. Một số quốc gia cũng có những lợi thế vốn có do dân số đông của họ, với nguồn dữ liệu khổng lồ có thể thu thập được về nhiều khía cạnh của cuộc sống, từ hành vi lái xe, sử dụng điện thoại di động đến duyệt Internet. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng và phân hoá gây ra bởi thông tin nằm trong tay của một số ít, tạo cơ hội sử dụng khối lượng lớn dữ liệu để đạt được hiệu quả kinh tế, ngược lại với các công ty và quốc gia có quy mô nhỏ sẽ gặp phải bất lợi ngay từ đầu cuộc cách mạng kỹ thuật số.

 

Cũng như các hiệp định thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ, một cách để giúp các quốc gia và công ty kém lợi thế hơn là tạo ra các hiệp định chia sẻ dữ liệu qua đó tạo ra sự bình đẳng hơn tạo điều kiện cho sự phát triển và cạnh tranh công bằng đem lại các lợi ích cho toàn xã hội. Các luật về quyền riêng tư ngày nay khác nhau giữa các quốc gia và khiến việc thu thập và phổ biến dữ liệu xuyên biên giới trở nên rất khó khăn. Bảo vệ sự riêng tư rõ ràng là tích cực, nhưng cần có sư thống nhất về pháp luật để tiến tới sự giao thương dữ liệu như một loại hàng hoá.

 

Sớm đưa dữ liệu lên sàn giao dịch chứng khoán

Dự tính đến năm 2025, 175 zettabyte tức là 175 nghìn tỷ gigabyte - dữ liệu mới dự kiến ​​sẽ được tạo hàng năm, tăng gấp 5 lần so với năm 2018, dữ liệu chỉ có giá trị khi nó được các tổ chức biết sử dụng khai thác.

 

Để thúc đẩy việc sử dụng dữ liệu trong các điều kiện nhất định, có thể được giao dịch hiệu quả và có trách nhiệm, những người tham gia trao đổi dữ liệu sẽ giao dịch thông tin thu thập được trong nhiều lĩnh vực, từ chăm sóc sức khỏe đến sản xuất, việc này đang phát triển ở Ấn Độ, Colombia và Nhật Bản như một cơ chế để đạt được các chiến lược số hóa toàn quốc quốc gia nêu trên. Vào cuối năm 2021, chính phủ Colombia cùng với Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư Colombia đã cùng nhau xây dựng một khuôn khổ để trao đổi dữ liệu được triển khai trong nước như một phần của nỗ lực số hóa rộng rãi hơn.

 

Một điều quan trọng cần lưu ý là bản chất duy nhất của dữ liệu như một tài sản, nó có thể nhận được giá trị từ sự kết hợp nhiều lần và kết hợp lại với các bộ dữ liệu khác để tạo ra giá trị khác nhau mỗi lần và đó giá trị khác biệt của dữ liệu. Dữ liệu có thể sao chép, có nghĩa là cũng có thể bán hoặc cho đi dữ liệu trong khi vẫn giữ nó để sử dụng cho riêng mình, nhiều “chủ sở hữu” có thể sử dụng dữ liệu cùng một lúc, với đặc thù này để đưa dữ liệu lên sàn giao dịch chứng khoán với sự hiểu biết của người viết nhận thấy có các điều cần phải lưu ý các vấn đề sau.

 

1. Quy định về việc trao đổi dữ liệu

Cũng như các quy định về chứng khoán nhằm đảm bảo tính minh bạch và ngăn chặn việc thao túng thị trường và các hành vi lạm dụng khác, với dữ liệu có sự khác biệt chính giữa trao đổi dữ liệu là vai trò của bảo vệ quyền riêng tư, đây là một yếu tố quan trọng trong các giao dịch dữ liệu.

 

2. Quyền sở hữu cần đơn giản hoá để thực hiện thương mại

Khi giao dịch dữ liệu phát triển và trở nên phổ biến hơn, các sản phẩm và định dạng giao dịch phỉa được tiêu chuẩn hóa giống như một sản phẩm thông thường có trong thị trường tài chính, điều đó để cho mọi thứ trở nên dễ dàng hơn đối với người dùng và thúc đẩy hơn nữa việc trao đổi dữ liệu.

 

3. Định giá dữ liệu

Dữ liệu rất khó định giá, thực tế sẽ phải phát triển các mô hình định giá mà hiện chưa tồn tại vì đây là một loại sản phẩm có đặc thù khác hoàn toàn các sản phẩm đã có. Hiện tại ở các nước đã có trao đổi dữ liệu đánh giá theo các mô hình cũng tương tự đối với các tài sản tài chính, chúng thường được đánh giá theo giá trị hiện tại và kỳ vọng trong tương lai của chúng. Như vậy định giá dữ liệu đang được hiểu theo nghĩa của các mô hình mua và bán hẹp. Thực tế như đã nêu ở trên về bản chất của dữ liệu, nó cũng cần phải bao gồm bản chất sinh trưởng của dữ liệu khi kết hợp với các bộ dữ liệu khác nhau đó là là vấn đề vô cùng phức tạp mà hiện chưa có mô hình định giá thích hợp, tuy nhiên như ở các nước như Nhật Bản, Colombia…vẫn áp dụng mô hình định giá thông thường để thúc đẩy việc phát triển nền công nghiệp 4.0 của họ.

 

Thị trường dữ liệu ở Việt Nam

Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới chúng ta chưa có các quy định cho việc trao đổi và mua bán giữ liệu, nhưng việc mua bán “chợ đen” thì đã diễn ra từ lâu và không khó nếu chúng ta tra trên internet để tiến hành mua bán, điều này gây ra sự lãng phí tài nguyên dữ liệu cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quyền riêng tư mà luật pháp quy định được bảo vệ. Vì vậy trước mắt chúng ta cần sớm có luật (quy định) mà trên tinh thần coi dữ liệu như một hàng hoá để nhưng vẫn đảm bảo các quyền riêng tư như một số nước đã thực hiện như Nhật Bản, Colombia …đồng thời quy định cũng tạo ra các quyền bình đẳng cho các tổ chức khác nhau tiếp cận dữ liệu cho việc phát triển các sản phẩm trong thời đại công nghệ số, nơi có cuộc chơi mới mà các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội phát triển. Đây là vấn đề thực sự cấp thiết, để quản lý và khai thác tài nguyên dữ liệu tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt phát triển trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vô cùng quan trọng mà thời gian sẽ không còn nhiều.

Đánh giá bài viết

Bình luận mới nhất