Xây dựng thành phố và cộng đồng lành mạnh hậu COVID

 

Hai biến số chính nổi bật trong cuộc khủng hoảng này: đô thị hóa và bất bình đẳng.

“Các khu định cư không chính thức thường dày đặc gấp 10 lần so với các khu vực chính thức. Khu ổ chuột Dharavi ở trung tâm Mumbai có hơn 270.000 cư dân trên mỗi km2. Con số này so với khoảng 43.000 người trên mỗi km2 ở Manila, thành phố có mật độ dân dày đặc nhất thế giới. Ở nhiều thành phố có thu nhập thấp và trung bình, người nghèo bị nhồi nhét vào các tòa nhà không đạt tiêu chuẩn và thông gió kém, làm cho bệnh dễ lây lan hơn. Quá nhiều người không được tiếp cận với nước sạch, vệ sinh cơ bản và thậm chí là điện thường xuyên. Họ thường bị ép vào xe buýt chật cứng để đến và đi làm.” Trích từ báo cáo của tổ chức y tế thế giới sau đợt dịch COVID đầu tiên.

Các đô thị lớn là động lực tăng trưởng kinh tế, gặp các thách thức bởi mối quan tâm về sức khỏe thể chất và tinh thần ngày càng tăng của người dân. Chế độ ăn uống không lành mạnh, không hoạt động thể chất, điều kiện môi trường và các yếu tố căng thẳng cộng đồng và xã hội là những đóng góp chính cho gánh nặng bệnh tật này. Khi người nghèo đô thị bị ảnh hưởng lớn nhất trong khủng hoảng COVID-19. Thách thức của đô thị hóa và tiếp cận với cuộc sống lành mạnh chắc chắn sẽ phải là mối quan tâm hàng đầu, đặc biệt sau đại dịch.

 

Tử vong phần lớn do có bệnh nền !

Xin đưa ra hai trường hợp của Hoa Kỳ và Ân Độ.

Hoa Kỳ, ngay cả trước khi covid-19 khởi phát, tăng huyết áp, trầm cảm nặng và cholesterol cao là một trong 10 tình trạng sức khỏe hàng đầu có tác động lớn nhất đến chất lượng cuộc sống ở các thành phố .Trong đại dịch, các tình trạng sức khỏe thể chất như cholesterol cao và tiểu đường đã trở nên tồi tệ hơn khi là các bệnh nền gây tử vong hàng đầu trong đại dịch COVID. (https://www.usatoday.com/story/sponsor-story/blue-cross-blue-shield-association/2018/10/24/these-top-10-health-conditions-affecting-americans/1674894002/)

Ấn Độ, cư dân của các khu vực đô thị đang phát triển đã sống cuộc sống ngày càng không lành mạnh do lựa chọn thực phẩm và lối sống, dẫn đến sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm (NCDs). Đối với người nghèo thành thị, nhiều người sống trong điều kiện mất vệ sinh, tiếp cận với nước sạch, các cơ sở vệ sinh và vệ sinh là một thách thức sức khỏe khác càng trở nên trầm trọng hơn bởi đại dịch. Trong khi đó, sức khỏe tâm thần là một thách thức ngày càng tăng nhanh chóng ở Ấn Độ, trên các lĩnh vực nhân khẩu học và kinh tế xã hội, với tỷ lệ tự tử được điều chỉnh theo độ tuổi là 21,1 trên 100.000. Trong tương lai, điều này có thể tạo ra thiệt hại kinh tế hơn 1 nghìn tỷ đô la vào năm 2030. (http://www3.weforum.org/docs/WEF_Future_of_Consumption_Fast-Growth_Consumers_markets_India_report_2019.pdf). Đây là hai quốc gia có tỉ lệ tử vong hàng đầu trong đại dịch. Qua đây chúng ta thấy tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe và cộng đồng khỏe mạnh.

 

Kế hoạch hậu COVID nên như thế nào ?

COVID-19 đã tiết lộ những điểm yếu về cấu trúc của không chỉ hệ thống kinh tế, mà lỗ hổng lớn là hệ thống y tế. Chúng ta hiện đang phải đối mặt với sự bất lực của cơ sở hạ tầng y tế, hậu quả của các cơ chế y tế phòng ngừa không đầy đủ, đặc biệt là đối với những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.

Kế hoạch cho hậu COVID, một câu hỏi quan trọng để trả lời: Làm thế nào để lập kế hoạch và quản lý các thành phố để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và đảm bảo tiếp cận công bằng với chăm sóc sức khỏe? Câu trả lời sẽ là nền tảng của một xã hội lành mạnh, công bằng và công bằng hơn.

Xây dựng lại bản chất của xã hội là một thách thức lớn, nhưng cần thiết để định hình lại một tương lai mà có thể có các thảm hoạ xảy ra. Trong một thế giới đô thị hóa nhanh chóng, điều bắt buộc là các thành phố không chỉ là động lực tăng trưởng kinh tế mà còn là trung tâm y tế.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới đáp ứng nhu cầu cấp bách này để xem xét lại mối quan hệ giữa các thành phố và sức khỏe dân số thông qua Sáng kiến Thành phố và Cộng đồng Lành mạnh,được đưa ra vào tháng 9 năm 2019 (https://www.weforum.org/whitepapers/healthy-cities-and-communities-playbook).

Xây dựng  hệ thống Y tế dự phòng như là một hệ sinh thái : Thành phố tạo ra và cải thiện môi trường thể chất, xã hội và cộng đồng cho phép mọi người có cuộc sống lành mạnh hơn và phát triển toàn diện. Như vậy, cần tạo ra sự cộng sinh giữa quy hoạch đô thị, phát triển kinh tế và y tế dự phòng. Nhiệm vụ là trao quyền cho người tiêu dùng để đạt được sức khỏe và hạnh phúc lâu dài, với tình trạng sức khỏe toàn diện và sức khỏe thể chất và tinh thần được cải thiện vào năm 2030.

Ảnh: Khuôn khổ các thành phố và cộng đồng lành mạnh của Diễn đàn Kinh tế Thế giới

 

Hiện sáng kiến này đã được nhiều thành phố trên thế giới hưởng ứng. Trong đó có các thành phố đã thực hiện từng công đoạn trong sáng kiến này, đó là các thành phố : New Jersey – Hoa Kỳ, Austin Texas – Hoa Kỳ, Mumbai – Ân Độ ( tham khoả các trang website thông tin về các thành phố này).

Quá trình xây dựng hệ sinh thái y tế thực sự bao trùm trong các thành phố sẽ đầy thách thức và khó khăn, nhưng đó là một mệnh lệnh và trách nhiệm mà chúng ta không thể bỏ qua đặc biệt trong quá trình đô thị hoá mạnh mẽ tại Việt Nam hiện nay.

Đánh giá bài viết

Bình luận mới nhất

Hùng Phạm

Hùng Phạm

“Nhìn cái ảnh thật là đẹp.”

08:10:37 03/10/2021