Trí tuệ nhân tạo quan trọng với mục tiêu phát triển bền vững

Bảy năm đã trôi qua kể từ khi các nhà lãnh đạo thế giới gặp nhau tại New York và nhất trí 17 mục tiêu Phát triển Bền vững (Sustainable Development Goals -SDGs) để giải quyết những thách thức lớn bao gồm nghèo đói, bất bình đẳng, biến đổi khí hậu và sức khỏe. Đại dịch đã làm “chuyển hướng” sự chú ý khỏi các vấn đề này trong vài năm qua, nhưng các thách thức của SDG vẫn còn đó thậm trí nguy cơ còn tăng cao hơn, do Covid -19 đã chiếm đi các nguồn lực được hoạch định cho giải quyết các thách thức trên.
Lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ
Đại dịch đã thúc đẩy việc hợp tác làm việc xuyên biên giới, vì lợi ích của xã hội. Nó tập trung tâm trí, kinh phí và chính sách để đẩy nhanh nghiên cứu phát hiện vi rút, phương pháp điều trị bệnh, vắc xin và nền tảng sản xuất. Đó là một nỗ lực thực sự đáng ghi nhận của cộng đồng toàn cầu trong việc phát triển vắc-xin hiệu quả trong vòng một năm kể từ khi vi-rút lần đầu tiên được phát hiện, và những phương pháp điều trị này cũng như các phương pháp điều trị khác đã làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong. Điều này có được là nhờ sự thông minh, kiên trì và sáng tạo của các nhà khoa học trên toàn thế giới. Trí tuệ nhân tạo (AI) cũng đóng một vai trò quan trọng.
Công ty Moderna của Mỹ là một trong những công ty đầu tiên phát hành vắc xin COVID-19 hiệu quả. Một lý do khiến nó có thể tạo ra đột phá này nhanh chóng như vậy là việc sử dụng AI để tăng tốc độ phát triển. Giám đốc Dữ liệu và Trí tuệ Nhân tạo của Moderna, Dave Johnson giải thích rằng các thuật toán AI và tự động hóa robot đã giúp họ chuyển từ việc sản xuất thủ công khoảng 30 mRNA (một phân tử cơ bản của vắc-xin) mỗi tháng, sang có thể sản xuất khoảng 1.000 một tháng. Moderna cũng đang sử dụng trí thông minh nhân tạo để giúp thiết kế chuỗi mRNA của họ. Người đồng sáng lập Noubar Afeyan gần đây đã dự đoán trong chuyến thăm đến Đại học Hoàng gia London rằng y học miễn dịch sẽ có “những bước tiến lớn” trong những năm tới và chúng ta có thể hướng tới một tương lai nơi y học ưu việt hơn. Ông nói: “Nếu chúng ta có thể phát hiện bệnh sớm thì chúng ta có thể có nhiều tác động hơn với chi phí thấp hơn rất nhiều. Đây là một ví dụ tuyệt vời về cách AI có thể giải phóng thời gian để các nhà khoa học tăng tốc khám phá và nỗ lực giải quyết những thách thức lớn.
Những ví dụ về công nghệ AI thúc đẩy những cải tiến trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe khác, chẳng hạn như tầm soát bệnh ung thư và sốt rét. Các nhà nghiên cứu từ Google Health, DeepMind, NHS, Đại học Northwestern và các nhà nghiên cứu tại Imperial đã thiết kế và đào tạo một mô hình AI để phát hiện ung thư vú từ hình ảnh X-quang. Thuật toán máy tính, được đào tạo bằng cách sử dụng hình ảnh chụp gần 29.000 phụ nữ, đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc phát hiện ung thư. Vào thời điểm mà các dịch vụ y tế trên toàn thế giới đang căng ra vì họ phải giải quyết các công việc tồn đọng lâu dài của bệnh nhân sau đại dịch, loại công nghệ này có thể giúp giảm bớt tắc nghẽn và cải thiện việc điều trị.
Một số lĩnh vực khác
Ngoài lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, có rất nhiều ví dụ khác về cách những tiến bộ trong AI có thể hỗ trợ sự hiểu biết của chúng ta về biến đổi khí hậu (SDG13), cho phép chúng ta chuyển đổi sang các hệ thống giao thông bền vững (SDG11) và đẩy nhanh công nghệ nông nghiệp để giúp nông dân chấm dứt nghèo đói và suy dinh dưỡng về lương thực (SDG2) trong số nhiều cũng mang lại lợi ích cho các SDG khác.
Với sự gia tăng dân số toàn cầu, chúng ta phải đối mặt với những thách thức xung quanh nhu cầu lương thực và sản xuất, không chỉ làm thế nào để giảm thiểu tình trạng suy dinh dưỡng mà còn cả tác động lên trái đất, chẳng hạn như phá rừng, khí thải và mất đa dạng sinh học. Để đáp ứng những nhu cầu này, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong nông nghiệp đang phát triển nhanh chóng và cho phép nông dân tăng cường sản xuất cây trồng, chỉ đạo máy móc thực hiện các nhiệm vụ một cách tự chủ và xác định sự xâm nhập của dịch hại trước khi chúng xảy ra.
Công nghệ cảm biến thông minh cũng đang giúp nông dân sử dụng phân bón hiệu quả hơn và giảm tác hại đến môi trường. Một dự án nghiên cứu thú vị, được tài trợ bởi EPSRC, Innovate UK và Cytiva, sẽ giúp người trồng tối ưu hóa thời gian và lượng phân bón để sử dụng cho cây trồng của họ, có tính đến các yếu tố như thời tiết và điều kiện đất đai. Điều này sẽ làm giảm chi phí và tác hại của việc bón quá nhiều phân vào đất.
Phát triển các hệ thống giao thông bền vững và thông minh cũng sẽ rất quan trọng khi các thành phố và quốc gia tìm cách giảm tác động của ô nhiễm không khí và cải thiện cơ sở hạ tầng. Trong thập kỷ qua, AI đã tạo ra một cuộc cách mạng trong giao thông vận tải và tính di động, từ các phương tiện tự hành đến các ứng dụng chia sẻ xe và lập kế hoạch tuyến đường. AI cũng đang được sử dụng để làm cho các hệ thống giao thông công cộng hiệu quả hơn, giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm cũng như cải thiện an toàn.
AI cũng có mặt trái và hành động
Chúng ta đã biết đến các lợi ích của AI như đã đề cập ở phần trên của bài viết, AI cũng có mặt trái của nó. Các vấn đề như nhận dạng khuôn mặt, ra quyết định tự động và theo dõi liên quan đến COVID trong đại dịch, đã dẫn đến một số cảnh giác và nghi ngờ về quyền riêng tư của cá nhân. Vì vậy AI cần được sử dụng theo những cách đáng tin cậy, minh bạch và toàn diện. Về phương diện quốc tế, đã có liên minh hành động AI toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới quy tụ hơn 100 công ty, chính phủ, tổ chức quốc tế, tổ chức phi lợi nhuận và học giả hàng đầu cùng thống nhất với cam kết tối đa hóa lợi ích xã hội của AI và giảm thiểu rủi ro của nó.
Việt Nam, AI đã được các tổ chức khoa học kỹ thuật nghiên cứu, ứng dụng ở quy mô nhỏ và chưa được đánh giá vai trò ở phương diện quốc gia, vẫn biết chúng ta có quá nhiều điều phải làm nhưng theo định nghĩa về cuộc cách mạng lần thứ 4(4.0) thì AI là rất quan trọng. AI cũng như các lĩnh vực khác nếu chúng ta không có chính sách để nó phát triển sẽ khó có kết quả và thậm trí có thể để tuột mất cơ hội.
Bình luận mới nhất