Thâm hụt thương mại là gì và nó ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào?

Dự báo cho năm 2023 từ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vẽ nên một bức tranh ảm đạm có thể ảnh hưởng đến cán cân thương mại giữa các quốc gia trong bối cảnh kinh tế vốn đã khó khăn. WTO đã hạ dự báo tăng trưởng thương mại từ 3,4% xuống chỉ còn 1,0% cho năm tới. Lạm phát gia tăng, giá năng lượng và sự bất ổn do cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đang gây áp lực lên thương mại toàn cầu. Khái niệm về thâm hụt thương mại được dùng nhiều trên truyền thông trong giai đoạn hiện nay,vậy thâm hụt thương mại là gì và hậu quả của nó ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào?

 

Thâm hụt thương mại là gì?

Hầu hết các quốc gia vừa là nhà nhập khẩu vừa là nhà xuất khẩu. Họ bán hàng hóa mà họ có nhiều sang các quốc gia khác, đồng thời sử dụng thị trường quốc tế để mua bất kỳ sản phẩm nào bị thiếu hụt trong nước. Khi cán cân giữa nhập khẩu và xuất khẩu bị lệch, một quốc gia có thể rơi vào tình trạng thặng dư thương mại hoặc thâm hụt thương mại.

Thâm hụt thương mại xảy ra khi một quốc gia nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. Nói cách khác, khi một quốc gia mua nhiều hơn bán, quốc gia đó sẽ bị thâm hụt thương mại.

Từ “thâm hụt” thường mang nghĩa tiêu cực, chúng được sử dụng có nghĩa là thiếu hoặc để mô tả sự thiếu hụt. Khi được sử dụng trong bối cảnh thương mại toàn cầu, điều này thường dẫn đến một giả định - rằng thâm hụt thương mại rõ ràng là tiêu cực đối với các nền kinh tế. Nhưng không phải hoàn toàn như mọi người nghĩ.

 

1. Thâm hụt thương mại là xấu

Thâm hụt thương mại cho phép các nước tiêu dùng nhiều hơn sản xuất. Điều này có thể giúp tăng hoạt động kinh tế và nâng cao mức sống.

“Thâm hụt thương mại không nhất thiết là xấu và không phải là thước đo để đánh giá các chính sách hoặc hiệp định thương mại là công bằng hay không công bằng”.  Ví dụ : Hoa Kỳ, một trong những nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới, đã bị thâm hụt thương mại kể từ những năm 1970, nhưng cho đến nay Mỹ vẫn là quốc gia có dẫn đầu về kinh tế toàn cầu.

 

2. Thâm hụt thương mại dẫn đến mất việc làm

Khi thâm hụt thương mại lớn tồn tại giữa các quốc gia, nó thường đi kèm với khẳng định rằng nhập khẩu dư thừa đang phá hủy việc làm trong lĩnh vực sản xuất địa phương. Tuy nhiên, tuyên bố này cũng không hoàn toàn chính xác, ở một trường hợp cụ thể nào đó thì cũng chỉ là một lý do mà thôi.

Ví dụ, Hoa Kỳ có thâm hụt thương mại đáng kể với Trung Quốc và những nỗ lực giảm thâm hụt phần lớn đã thất bại trong việc tăng việc làm trong ngành sản xuất của Hoa Kỳ.

“Hầu hết các nhà kinh tế cho rằng việc đánh đồng thâm hụt thương mại, dù là trên cơ sở song phương hay tổng thể, với tỷ lệ thất nghiệp hoặc mất việc làm là điều đáng nghi ngờ do nguồn gốc kinh tế vĩ mô của thâm hụt thương mại và vai trò tương đối hạn chế của thương mại đối với nền kinh tế nói chung” theo The Economics. Vậy đây cũng chỉ là một yếu tố để xem xét sức khoẻ của nền kinh tế.

Đánh giá bài viết

Bình luận mới nhất