Suy nghĩ về tương lai của giáo dục đại học

Kể từ khi đại dịch bùng phát gần đây, các trường học và trường đại học đã buộc phải đưa rất nhiều việc giảng dạy của họ lên mạng, nhìn bề ngoài, điều này dường như đã thúc đẩy một loạt đổi mới trong ngành giáo dục, một số ý kiến cho rằng là chuyển đổi số để thay đổi giáo dục. Những thay đổi này có thể tạo ra ảo tưởng rằng giáo dục đang trải qua một số cải cách rất cần thiết, tuy nhiên, nếu chúng ta xem xét kỹ hơn, các biện pháp này không giải quyết được các vấn đề thực sự mà giáo dục Đại học đang phải đối mặt.

 

Phần lớn các trường Đại học trong nước các giáo trình giảng dạy vẫn sử dụng các giáo trình từ nhiều năm trước đây mà chưa được cập nhật cho phù hợp với các nhu cầu xã hội hiện tại, thậm chí có các giáo trình thực sự lỗi thời gây ra sự lãng phí xã hội vô cùng lớn. Với một thực thế là các sinh viên mới ra trường tại Việt Nam tới 97% các doanh nghiệp sử dụng lao động phải đào tạo lại từ 2-3 năm.

 

Với một dấu hiệu đáng mừng vừa qua chúng ta đã có các trường Đại học được đứng vào top 1000 của thế giới, đó lại không phải là các trường Đại học theo đánh giá trong nước là hàng đầu của Việt Nam như: Đại Học Quốc Gia, Đại Học Ngoại Thương, Đại Học Bách Khoa Hà Nội…mà là các trường Đại Học tư thục tai Việt Nam có tuổi đời còn rất trẻ. Vậy xu hướng sắp tới cho giáo dục đại học trong tương lai gần là gì?

 

Xu hướng giáo dục đại học trong tương lai

 

1. Học hỏi từ mọi nơi

 

Có một sự công nhận rằng khi các trường học và đại học trên toàn thế giới phải đột ngột chuyển hướng sang giảng dạy trực tuyến, kết quả học tập bị ảnh hưởng trên toàn bộ nền giáo dục, một bước thay đổi mà hiện được gọi là “số hoá”. Đó không phải là mội sự đổi mới đáng kể, mà học cần được kết hợp với thực tế, học tập kết hợp không chỉ có nghĩa là kết hợp một lớp học ảo, mà học tập thực sự nhập vai và trải nghiệm, cho phép học sinh áp dụng các khái niệm đã học trong lớp học vào thế giới thực. Vì vậy, thay vì chuyển sang cách tiếp cận “học từ mọi nơi” (cung cấp tính linh hoạt), các cơ sở giáo dục nên chuyển sang cách tiếp cận “học từ mọi nơi ” (cung cấp sự hòa nhập).

 

Ví dụ Đại học Esade (Tây Ban Nha), đã đưa ra chương trình cử nhân mới từ năm 2021, kết hợp các lớp học được thực hiện trong khuôn viên trường ở Barcelona và từ xa trên nền tảng học tập được thiết kế có mục đích, với những trải nghiệm thực tế phong phú khi làm việc ở Berlin và Thượng Hải. Loại khóa học này là một trải nghiệm học tập kết hợp với trải nghiệm thực tế và các đề tài nghiên cứu cũng là các bài toán thực tế do các doanh nghiệp yêu cầu.

 

2. Thay thế bài giảng bằng học tập tích cực

 

Bài giảng là một cách dạy hiệu quả và một cách học không hiệu quả mà các trường đại học đã sử dụng chúng trong nhiều thế kỷ như một phương pháp tiết kiệm chi phí để các giáo sư truyền đạt kiến ​​thức của họ cho sinh viên. Ngày nay với việc thông tin kỹ thuật số phổ biến và thuận tiện, việc trả số tiền vài nghìn đô la để được cung cấp một chương trình học Đại học có vẻ là ngớ ngẩn vì kết quả thu được sẽ rất thấp.

 

Nghiên cứu của Ebbinghaus về việc học của bộ não người được thể hiện bởi sơ đồ phía dưới, điều này cho thấy rằng bộ não của chúng ta không học hiệu quả bằng cách lắng nghe và những thông tin chúng ta học theo cách đó rất dễ bị lãng quên (như thể hiện qua đường cong quên Ebbinghaus). Học tập thực sự hiệu quả dựa trên các nguyên tắc như học theo cảm xúc và áp dụng kiến ​​thức.

 

 

Các trường Đại học hàng đầu trên thế giới đã áp dụng phương pháp này, được gọi là 'học tập chủ động hoàn toàn'.

 

3. Các kiến thức cơ bản vẫn phù hợp trong một thế giới đang thay đổi ... tuy nhiên

 

Các trường đại học cần tiếp tục tập trung vào việc giảng dạy các kiến thức cơ bản liên quan đến các công nghệ mới nhất, mặc dù những kiến thức, kỹ năng này và công nghệ hỗ trợ chúng chắc chắn đã trở nên lỗi thời, nhưng đó là cơ sở cho việc phát triển các kỹ năng mới (nền).

 

Ví dụ các trường Đại học công nghệ vẫn cần dạy cho sinh viên khoa điện tử viễn thông về lý thuyết mạch, mặc dù hiện nay tin học đã xâm lấn rất nhiều trong lĩnh vực này, nhưng đó là nền tảng cho việc hình thành và phát triển hệ thống Điện tử - Viễn thông.

 

Tuy nhiên các trường cần đưa ra các giải pháp cho sát với thực tế hơn. Ví dụ như chúng ta đưa ra các bài tập áp dụng trong lúc giảng dạy sát với thực tế hơn, thay vì các bài tập copy nguyên từ nhiều năm trước đây.

 

4. Nên sử dụng đánh giá “đa chiều” thay vì các kỳ thi

 

Nếu bạn phải tham dự kỳ thi cuối cùng của môn học mà bạn học chuyên ngành hôm nay, kết quả phần lớn sẽ như thế nào? Hầu hết chúng ta sẽ thất bại, vì kỳ thi đó không đo lường việc học của chúng ta, mà là những thông tin mà chúng ta đã giữ lại tại thời điểm đó. Hiện các trường tiên tiến trên thế giới đã đưa ra hình thức đánh giá chất lượng sinh viên tạm gọi là hình thức “đa chiều”, đánh giá “đa chiều”, bao gồm cả đánh giá chính thức và không chính thức thông qua hành trình học tập, khuyến khích học sinh thực sự cải thiện thành tích của họ thay vì chỉ đánh giá qua các kỳ thi. Tài liệu và ghi chép về đánh giá này bao gồm một loạt các thước đo.

 

Ví dụ Trường Đại học Quốc tế ở Geneva vừa ra mắt “Hộ chiếu” Người học bao gồm các thước đo về sự sáng tạo, trách nhiệm và quyền công dân. Tại Hoa Kỳ, một hiệp hội các trường đã thành lập Tổ chức Mastery Transcript Consortium đã thiết kế lại bảng điểm để cho thấy một bức tranh tổng thể hơn về các năng lực mà học sinh có được.

 

Tóm lại : Cải cách giáo dục đòi hỏi phải nhìn vào nguyên nhân gốc rễ của một số vấn đề hiện tại của nó. Chúng ta cần xem xét những gì đang được giảng dạy (chương trình giảng dạy), cách thức (phương pháp sư phạm), khi nào và ở đâu (công nghệ và thế giới thực) và chúng ta đang dạy ai (tiếp cận và hòa nhập). Những cơ sở sẵn sàng giải quyết những vấn đề cơ bản này sẽ thành công trong việc thực sự chuyển đổi giáo dục đại học.

 

Bài viết thể hiện quan điểm suy nghĩ cá nhân của người viết, mong độc giả có các ý kiến phản biện để cùng nhau trao đổi và học tập.

Đánh giá bài viết

Bình luận mới nhất