Sáu mẹo nhỏ giúp chúng ta kiên định với mục tiêu luyện tập thể thao.

“Mọi người thường nói : Tôi muốn tập thể dục nhiều hơn để đảm bảo sức khoẻ… những thứ đó kéo dài trong hai hoặc ba tuần, và sau đó mọi người thường quay trở lại thói quen cũ của họ." Nhưng có thể có một cách khác, một cách dựa trên khoa học của việc học tập có phần thưởng và động lực nội tại giúp chúng ta duy trì được mục tiêu đề ra.

Theo tiến sĩ Ludwig, của đại học Brown “Có ý kiến ​​cho rằng có hai hệ thống đang hoạt động trong não: các xung lực tích cực và ham muốn cố gắng cám dỗ chúng ta, các quá trình kiểm soát nhận thức cố gắng ngự trị trong những ham muốn”, quan điểm của tiến sĩ là : “Chúng tôi quan tâm đến việc làm thế nào điều này có thể xảy ra một cách hài hòa hơn. Thay vì chiến đấu chống lại nhau”.

 

Người viết cùng với trải nghiệm cùng các vận động viên không chuyên hàng đầu của môn golf tại Việt Nam, cũng đồng tình với quan điểm của Tiến sĩ Ludwig thông qua bài viết trên tạp trí Perspectives on Psychological Science, qua đó đưa ra các mẹo giúp cho chúng ta kiên định với mục tiêu hơn và thông qua đó có được các kết quả như mong muốn.

 

1. Tập trung để hiểu bản thân mình

Trước tiên cần để ý tới con người thật của mình, suy nghĩ và cảm xúc của mình hàng ngày. Với chánh niệm, chúng ta có thể quan sát những thói quen của mình thay vì cố ép mình làm những điều khác biệt với bản thân. Hãy tự hỏi bản thân ví dụ như: Cơ thể tôi cảm thấy như thế nào khi làm việc này ? Thực sự cơ thế có mong muốn cải thiện vấn đề này hơn không? Cảm giác thực sự thế nào khi tôi ăn hàng ngày các chất không có lợi cho cơ thể ? sau đó chỉ cần quan sát các câu trả lời, chúng ta sẽ biết điều thực sự chính chúng ta mong muốn.

 

2. Viết ra những cảm giác của mình xung quanh mục tiêu.

Một thử nghiệm với vận động viên điền kinh cấp đội tuyển trường đại học tại Mỹ khi tự đặt ra mục tiêu cho mình và thực hiện nó, việc này được gọi là “nghiên cứu tự quan sát”. Mỗi ngày trong tám tuần, vận động viên đều ra ngoài chạy bộ với kế hoạch đề ra cao hơn mức luyện tập hiện có. Nhưng mỗi ngày, vận  động viên viết ra bất kỳ suy nghĩ nào có thể đã ngăn cản đạt được mục tiêu của mình: Trời quá lạnh. Tôi đã quá mệt mỏi. Tôi không cảm thấy muốn chạy quá lên như thế …dựa trên việc ghi chép (data) thì các chuyên gia đã giúp vận động viên đó tổng kết sau kế hoạch luyện tập, kết luận thật thú vị của chính vận động viên đó: "Tôi đã hoàn thành những gì tôi đặt ra, nhưng tôi cũng nhận thấy rằng tôi đã đặt ra một mục tiêu quá khó đối với mình.". Cân nhắc hậu quả của việc quá sức về lâu dài với các vận động viên.

 

3. Đặt mục tiêu hợp lý

Với ví dụ của vận động viên như ở mục 2, điều này có nghĩa là mong muốn tăng tần suất hoặc thời lượng tập thể dục cho mục tiêu mới, thay vì ép mình vào một mục tiêu quá lớn. Theo các chuyên gia kết quả của việc luyện tập cũng như nhận thức của con người là một quá trình nên hãy tính toán để mục tiêu mới đó theo cách không ép buộc mà là “yêu bản thân”. Điều đó hạn chế được rất nhiều các rủi do …ví dụ như chấn thương có thể sẩy ra.

 

4. Cho “mục tiêu” mới thời gian để thực hiện

Việc lập trình lại các mạch“phần thưởng” của não sẽ không xảy ra ngay lập tức. Ví dụ như một mục tiêu giảm cân qua hành vi ăn uống hàng ngày, hành vi do não bộ cho chúng ta cảm giác giác thèm ăn thức ăn không lành mạnh sẽ không sớm mất đi trong một thời gian nhất định tuỳ vào mỗi người, cảm giác “tự thưởng” cho mình để ngăn cản mục tiêu mới đề ra cũng vậy cũng cần một thời gian nhất định để mất đi. Chính vì vậy các mục tiêu đề ra sẽ cần một thời gian nhât định để lập trình lại các mạch “phần thưởng” của não  bộ.

 

5. Thực hành thiền định

Điều này không dành cho tất cả mọi người, người viết là một fan hâm mộ lớn của chánh niệm, với kinh nghiệm cá nhân, việc này mang lại lợi ích vô cùng lớn dù chỉ 5 hoặc 10 phút. Thực hành chánh niệm khi ngồi, đi bộ, thực hiện các hoạt động thường ngày, thậm chí nghe nhạc. Hiểu đơn giản chánh niệm với thể thao như sau :

 

“Chánh niệm có nghĩa là bạn không phán xét bản thân. Bạn đang quan sát những gì ở đó và để nó tồn tại. Bạn đang ở trong thời điểm hiện tại và nhìn thấy bất cứ điều gì ở đó - tiêu cực hay tích cực - và bạn chấp nhận nó”. Nghịch lý thay, có mặt với trải nghiệm tức thì có thể cho phép bạn bắt đầu hành động theo những cách giúp bạn đạt được mục tiêu mà không cần ép buộc bản thân. Rốt cuộc, bạn chỉ có thể hướng tới mục tiêu của mình ở đây và bây giờ, nó có thể làm cho quá trình thú vị hơn.

 

6. Vượt qua các nỗi sợ hãi

Sợ hãi là một phản ứng tự nhiên của cơ thể mà sức mạnh ý chí không thể ngăn cản được, nó đã được di truyền từ rất lâu trong chính não bộ của con người, vì vậy các khoảng khắc sợ hãi là bình thường. Tuy nhiên chúng ta cần có lý trí và cơ sở để vượt qua, không cho phép nỗi sợ hãi kéo dài để ngăn các mục tiêu đã đề ra. Về mặt tích cực thì các khoảng khắc sợ hãi làm cho cơ thể trùng xuống, nó giúp cho cơ thể chúng ta có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục.

Đánh giá bài viết

Bình luận mới nhất