Quản lý thời gian trẻ em sử dụng thiết bị số

Đại dịch đã thay đổi cơ bản mọi phần trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là thời gian chúng ta sử dụng các thiết bị kỹ thuật số. Đối với giới trẻ nói riêng, ranh giới mờ nhạt giữa thời gian sử dụng màn hình giải trí và giáo dục đưa ra những thách thức mới mà chúng ta cần phỉa xem xét lại.
Một cuộc khảo sát năm 2019-2020 tại Mỹ cho thấy 4/5 trẻ em vượt quá khuyến nghị hiện tại của Y tế về thời gian sử dụng màn hình giải trí hai giờ mỗi ngày. Chỉ tính trong đại dịch thời gian học on-line của trẻ đã vượt xa 2h/ngày chưa kể các thời gian cho giải trí và kết nối xã hội. Ranh giới giữa giải trí, giao tiếp và học tập ngày càng trở nên ít khác biệt hơn. Thời gian sử dụng điện thoại có vẻ chỉ là giải trí đơn thuần nhưng trên thực tế lại có ý nghĩa quan trọng đối với việc học tập, hỗ trợ sức khỏe tinh thần và nâng cao nhận thức xã hội.
Kết quả đồ hoạ của cuộc khảo sát 2019-2020 (số phút hàng ngày tương tác với màn hình của trẻ em tại Mỹ).
Ví dụ, YouTube có thể vừa giải trí vừa mang tính giáo dục. Nó ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong các lớp học để bổ sung cho việc giảng dạy. Nhưng nó cũng tạo ra nhiều giá trị khác về truyền thông, đóng góp cho sự nhận thức của người xem thúc đẩy thay đổi xã hội.
Các khuyến cáo chính thức có bị lỗi thời?
Sự xóa nhòa ranh giới này đã khiến các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Tương lai của Đại học Koi Tū – Auckland, tiến hành nghiên cứu mới và đưa ra các đề xuất thời gian sử dụng thiết bị rõ ràng và chi tiết hơn. Về mặt Y tế thuần tuý và các tác động đến tâm lý cũng như các vấn đề khác.
Các công nghệ được sử dụng màn hình hiển thị đã làm giảm tác hại lên mắt đã khác xa giai đoạn đưa tra khuyến nghị trước đây. Nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa thời gian sử dụng thiết bị quá nhiều và một loạt các vấn đề về hành vi, học tập và các vấn đề khác, nhưng kết quả vẫn chưa thể kết luận được vì còn nhiều yếu tố khác chưa nghiên cứu được, ví dụ thời gian tiếp cận màn hình bi động cũng ảnh hưởng đáng kể, tuy nhiên chưa có nghiên cứ để đánh giá cụ thể. Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra khuyến cáo tuỳ theo môi trường sử dụng thiết bị trẻ em không nên sử dụng màn hình quá 4h30/ngày.
Nguyên cứu cũng cho thấy thời gian sử dụng và tương tác với màn hình có các ảnh hưởng tích cực, chẳng hạn như thành tích học tập tốt hơn và nâng cao kỹ năng nhận thức.
Giá trị gia tăng của công nghệ với màn hình?
Điều này cho thấy chúng ta cần phải định hướng lại quan điểm của mình về thời gian sử dụng màn hình một cách phiến diện và hướng tới hiểu rõ hơn những gì trẻ em thực sự đang làm trên những màn hình đó. Qua đó tìm cách khuyến khích và ưu tiên hành vi mang lại hiệu quả xã hội và giáo dục.
Thay vì tích hợp mọi khía cạnh của việc học lên thiết bị, cần có chọn lọc để gia tăng giá trị hoặc cải thiện việc dạy và học, chứ không chỉ đơn giản là thay thế các phương pháp truyền thống. Một ví dụ cụ thể về vai trò của thiết bị màn hình trong lớp học khoả sát ở các trường phổ thông công lập do PISA 2018 của New Zealand, cho thấy trẻ em sử dụng thiết bị trong các môn học như toán học và khoa học đạt điểm thấp hơn so với những trẻ không sử dụng thiết bị. “Các thiết bị kỹ thuật số đã tăng cường khả năng học tập, nhưng đã có tình huống xảy ra trong đó việc học tập có thể bị cản trở” Hiệu Trưởng của Trường HALLANCE New Zealand phát biểu.
Thời gian chủ động và thời gian thụ động
Cá nhân tôi, một người làm công nghệ lâu năm có sự hoài nghi về bài kiểm tra PISA cho môn toán và khoa học tại New Zealand, tuy nhiên việc đưa các ứng dụng công nghệ với màn hình cho giáo dục là một xu thế không còn hoài nghi. Việc tích hợp công nghệ tạo ra sự khác biệt và nâng cao khả năng học tập cũng chiếm tỉ lệ cao của các môn học trong khảo sát nói trên. Nhưng quan trọng nhất là học sinh học tập tốt nhất khi họ tích cực tham gia và sáng tạo và thúc đẩy việc học của chính họ. Nguyên tắc này cũng có thể áp dụng cho việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật số - hạn chế tiêu dùng thụ động, có lợi cho học sinh chủ động sáng tạo. Điều này sẽ mở ra cơ hội học tập mới và cung cấp cho sinh viên những trải nghiệm đích thực.
Ví dụ: thay vì học sinh chỉ đơn giản xem một clip YouTube để tìm hiểu về hệ mặt trời, họ có thể tạo mô phỏng thực tế tăng cường của riêng mình, yêu cầu họ áp dụng kiến thức của mình để đặt chính xác vị trí, kích thước và làm sinh động các đối tượng kỹ thuật số. Việc cân bằng lại thời gian sử dụng thiết bị theo cách này sẽ giúp tránh những hậu quả tiêu cực của các thiết bị phổ biến này và làm nổi bật một số lợi thế độc đáo của chúng.
Việc sử dụng công nghệ nói chung và thời gian tương tác màn hình mỗi ngày cho trẻ sẽ đòi hỏi những nghiên cứu chi tiết và phản biện của khoa học về những gì có thể được hoặc mất trong một thế giới mà việc tương tác với công nghệ kỹ thuật số là không thể tránh khỏi.
Tài liệu tham khảo
Bình luận mới nhất
Paris Tran
“Bài viết của tác giả rất hữu ích”
09:11:34 23/11/2021