Một vài ý kiến cho nông sản Việt

Không phải lần đầu hàng nghìn xe container (gần 5000 xe) chở nông sản của Việt Nam, phải nằm đợi ở các của khẩu biên giới phía bắc nước ta…đợi lâu quá đến nỗi các nông sản phải đem bỏ đi và kêu gọi giải cứu trong tháng 12/2021. Nhiều ý kiến trên mạng xã hội đã bầy tỏ sự xót xa, mặc dù quá muộn nhưng cần tìm kiếm giải pháp sớm chấm để dứt tình trạng này. Quan điểm cá nhân, không kể đến nỗ lực cho việc xuất khẩu qua biên giới phía Bắc, chúng ta cần xem xét thêm các yếu tố sau.

 

Phát huy hơn nữa các vai trò của các thương vụ tại các nước có đại sứ quán Việt Nam

Tôi có một doanh nghiệp nhỏ làm về công nghệ, công ty chúng tôi là đơn vị tích hợp hệ thống (Systems Integration). Chúng tôi đã nhiều lần được các nhân viên của hai thương vụ sứ quán Hàn Quốc (KOTRA) và của sứ quán Israel tiếp xúc để giới thiệu các sản phẩm và giải pháp của nước họ. Vào những năm 2011 tiếp xúc với chúng tôi là các nhân viên người Hàn Quốc và Israel, sau đó là các nhân viên người Việt và việc đó đươc duy trì liên tục cho tới hiện nay. Việc tiếp xúc không chỉ đơn thuần là giới thiệu sản phẩm và các đợt triển lãm sản phẩm của hai nước trên (ném đá ao bèo) mà còn là cả một quá trình giúp đỡ việc kết nối thương mại giữa các nhà cung cấp và công ty chúng tôi. Với các nhân viên người Việt đi lại với công ty chúng tôi, do lâu thành quen. Chúng tôi được biết họ cũng làm việc giống như các nhân viên kinh doanh của chúng tôi, họ cũng có lương cứng, lương mềm (thưởng) dựa trên các doanh số và các chỉ tiêu tiếp xúc để xét thưởng.  Và nhân viên thương vụ của hai sứ quán trên, họ năng động trong công việc.

Như hai thương vụ của sứ quán Hàn Quốc và Israel, chúng ta nên xem xét để phát huy hơn nữa vai trò của các thương vụ Việt Nam tại các sứ quán của ta ở nước ngoài. Tôi cho rằng đây không phải là ý mới, chỉ là cách làm sao cho hiệu quả giống như các nhân viên của KOTRA và Israel. Bài toán cơ chế chắc sẽ là ý phản biện đầu tiên được đưa ra để nói rằng khó hay không thể làm được, đúng là không việc gì dễ cả nếu chúng ta không quyết tâm làm việc đó. Trước tiên là việc thay đổi các chính sách từ phía nhà nước, sau đó là sự vào cuộc của các hiệp hội để hình thành các cơ chế cho các nhân viên thương vụ của Việt Nam, tiếp là việc tuyển nhân công kinh doanh người bản địa như Hàn Quốc và Israel đã làm. Chúng ta không có sản phẩm công nghệ cao như Hàn Quốc và Israel thì chúng ta có các sản phẩm nông nghiêp, hôm nay họ chưa mua vì một lý do gì đó thì ít nhất chúng ta có thông tin để hoàn thiện sản phẩm của mình cho thời gian sau, cũng giống như công nghệ thôi…hằng năm đều có sự nâng cấp phù hợp với xu thế tiêu dùng và cạnh tranh.

 

Thị trường nội địa

Dân số Viêt Nam xấp xỉ 100 triệu người, đứng thứ 15 trên thế giới luôn là một thị trường được nhòm ngó trên toàn cầu ở bất kỳ lĩnh vực nào, đặc biệt là tiêu dùng. Tại các siêu thị Việt Nam không thiếu các sản phẩm nông sản của nước ngoài nhập khẩu. Rau, cây trái, thịt và cả các sản phẩm nông sản được chế biến. Không những siêu thị Việt, tại Việt Nam còn có cả các chuỗi siêu thị của nước ngoài như K-Mart của Hàn Quốc, siêu thị hàng nông sản, họ có một lượng khách hàng Việt (theo thống kế 47%) với 70% sản phẩm trong siêu thị là sản phẩm của Hàn Quốc.  Có phải chăng chúng ta quá đắm đuối với việc đưa sản phẩm lên biên giới phía Bắc để xuất khẩu mà bỏ quên đi cả một thị trường nội đia mà các nước khác luôn thèm muốn. Trong kinh doanh muốn bán hàng cần hiểu khách hàng, chắc chúng ta không hiểu khách hàng nội địa muốn gì ? mà hiểu đối tác bên kia bên giới phía bắc muốn gì hơn ?. Tất nhiên nói thế không có nghĩa chúng ta không nỗ lực bán hàng sang biên giới phía Bắc. Đã có khẩu hiệu “ người Việt Nam, dùng hàng Việt Nam” hiện vẫn được nhắc đi, nhắc lại trên truyền thông, nhưng thực tế là chưa có một kế hoạch thực hiện việc đó dài hạn từ phía các nhà sản xuất đến sự ưu ái và tin dùng hàng Việt của chính người Việt.

Tình yêu nước và ý thức dân tộc Việt luôn có trong mỗi con người Việt, có thể là muộn nhưng thực sự cần có một chính sách, kèm theo sự nghiên cứu khoa học nghiêm túc và thường xuyên (nhu cầu thay đổi liên tục theo thời gian) để hiểu và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người Việt. Theo tác giả thì vai trò của hiêp hội là thích hợp hơn cả vì tính chủ động sẽ cao hơn. Chắc chắn tiêu dùng nôi địa sẽ là một thì trường rất lớn nếu đáp ứng đúng, lúc đó từ “giải cứu” ít được sử dụng trong truyền thông.

 

Cần quản lý sản xuất để đảm bảo chất lượng

Hai yếu tố nêu trên sẽ không có giá trị gì nếu, chất lượng nông sản của chúng ta không đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn và đặc biệt là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Khâu quan trọng nhất vẫn là sản phẩm.

Câu chuyện “rau hai luống” không còn xa lạ, mà chính bản thân gia đình tôi đã gặp phải khi đưa cháu giúp việc lâu năm về quê khi gia đình cháu đó có việc hỉ. Thấy luống ra xanh muốn mua để mang về ăn thì gia đình ra sau nhà hái và biếu chúng tôi, còn luống rau xanh mà chúng tôi muốn mua mang về thì gia đình cháu giúp việc nói là để bán.

Chắc nhiều người biết việc mật ong xuất khẩu vào thị trường Mỹ, nó làm cho một anh bạn Việt kiều của tôi khuynh ra bại sản và rơi vào cảnh nợ nần. Cá nhân anh bạn tôi chỉ là chuyện nhỏ nhưng việc mất cả một thị trường cho mật ong lớn như thì trường Mỹ thì là câu chuyện không nhỏ. Anh bạn tôi cùng bàn bè thu mua mật ong, sơ chế, kiểm tra chất lượng, đóng thùng tại Bình Dương và xuất khẩu sang Mỹ. Công việc thuận lợi được vài năm, anh cũng mở rộng quy mô và đưa sản phẩm thêm được cho các khách hàng khác tại Mỹ. Tạo ra các nhà cung cấp tại Việt Nam, khách hàng tại Mỹ công việc xem như ổn định, mừng cho anh đi về Mỹ-Việt thường xuyên. Bỗng một ngày khách hàng Mỹ phát hiện mật ong để trên kệ siêu thị chuyển từ mầu vàng vốn có sang mầu đen, họ truy xuất lại nguồn gốc phát hiện dư chất kháng sinh và bảo vệ thực vật có trong mật ong. Thiệt hại nặng nề đã xảy ra, phía Mỹ huỷ đơn hàng và áp dụng các biện pháp phạt, tăng cường các khâu quản lý. Anh bạn tôi đã phải mất tiền để huỷ các containers đã chuyển đến Mỹ, không xử lý được hàng tồn kho, cũng như các chi phí khác của việc vận hành hệ thống.  Vào được thị trường Mỹ đã khó, nhưng chúng ta không biết duy trì chất lượng sản phẩm để giữ thị trường thì vô cùng tác hại.

Đúng là quản lý chất lượng nông sản như mô hình sản xuất tại Việt Nam là khó, nhưng không thể nói là không làm được. Chúng ta đã xuất được các sản phẩm đi các thị trường có yêu cầu cao, đơn cử như vải thiều vào thị trường Nhật Bản. Không thể đem chuyện con gà –quả trứng biện minh việc quản lý chất lượng nông sản, mà có khó thì mới giúp chúng ta vươn lên được, dễ thì …lại đưa xuất qua cửa khẩu phía Bắc.

 

Một nhân tố tốt trong sản xuất nông nghiệp vừa qua là việc kết hợp ba nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà kinh doanh) đã đem lại hiệu quả và thúc đẩy sản xuất hàng hoá nông nghiệp Việt. Với tháng 12/2021 giá lương thực đang ở mức cao nhất trong lịch sử thế giới do đại dịch COVID-19 nghịch lý lại diễn ra ở biên giới phía Bắc chúng ta. Việc các container nông sản thiệt hại, chắc sẽ là cú híc để chúng ta quyết tâm! nên thế, nếu không chúng ta không thoát ra được tình trạng lâu nay ở biên giới phía Bắc. Việc thay đổi cũng không thể thực hiện trong thời gian ngắn, đó là một quá trình, nhưng chúng ta cần phải triển khai một cách đồng bộ càng sớm càng tốt.

Đánh giá bài viết

Bình luận mới nhất