Làm điều gì để có được hạnh phúc ?

Chúng ta chúc nhau hạnh phúc, đặc biệt vào năm mới, nhưng hạnh phúc là gì và làm thế nào để hạnh phúc?. Câu hỏi khó vì khái niệm hạnh phúc vốn là trìu tượng, có nhiều lời khuyên về hạnh phúc, nó khiến chúng ta quay cuồng và thậm chí có điều làm cho một người hạnh phúc có thể làm cho một người khác đau khổ.

Ai cũng muốn đi kiếm tìm hạnh phúc, hạnh phúc là sự cảm nhận vậy hãy xem xét về việc hoạt động não bộ và việc tạo cơ chế hạnh phúc của nó, trên cơ sở nghiên cứu khoa học thần kinh của Alex Korb, nghiên cứu về các tác động đối với não bộ giúp cho con người cảm thấy hạnh phúc.

Nghiên cứu của Korb đã chứng minh rằng những cảm xúc mà con người phản ứng với những suy nghĩ có tác động sâu sắc đến những vùng trong não. Chẳng hạn, cảm giác tội lỗi và xấu hổ sẽ kích hoạt “trung tâm phán xét” của não, điều này giải thích tại sao chúng ta lại có xu hướng chất đống cảm giác tội lỗi và xấu hổ về bản thân. Tương tự như vậy, lo lắng làm tăng hoạt động ở vỏ não trước trán (não bộ lý trí), đó là lý do lo lắng có thể khiến bạn cảm thấy kiểm soát được nhiều hơn là không suy nghĩ gì cả.

 

Biết ơn tạo ra hạnh phúc , mặc cảm và xấu hổ thì không. Thuốc chống trầm cảm thần kinh thực sự là “uống” lòng biết ơn. Lòng biết ơn làm tăng mức độ serotonin và dopamine – đó là hóa chất tự tạo của não giúp chúng ta hạnh phúc, các hóa chất của thuốc chống trầm chính là hai chất nói trên. Điều nổi bật về lòng biết ơn là nó có thể hoạt động ngay cả khi mọi thứ không suôn sẻ với bạn, có dòng suy nghĩ biết ơn sẽ kích hoạt não bộ sản sinh ra serotonin và dopamine.

 

Suy nghĩ tiêu cực làm giảm đi khả năng sinh ra serotonin và dopamine. Trong một nghiên cứu, những người tham gia đã trải qua quá trình quét fMRI trong não của họ trong khi họ tạo ra cảm xúc tiêu cực. Khi họ tiếp xúc với các cảm giác tích cực từ ngoài vào, vỏ não trước trán sẽ tiếp quản và hạch hạnh nhân (nơi tạo ra cảm xúc) sẽ giúp họ bình tĩnh lại. Hiệu ứng này não không chỉ hoạt động với cảm xúc của riêng “bạn”, ghi nhận cảm xúc của người khác cũng giúp nó “bình tĩnh” lại, đó là lý do tại sao các nhà đàm phán con tin của FBI thường dựa vào kỹ thuật này.

 

Đưa ra quyết định sẽ cho cảm giác tốt. Đưa ra một quyết định “đủ tốt” sẽ kích hoạt các vùng não trước trán ở hai bên, làm dịu sự căng thẳng và giúp bạn kiểm soát được nhiều hơn. Mặt khác, cố gắng đưa ra một quyết định hoàn hảo sẽ làm tăng hoạt động trán của não thất, về cơ bản có nghĩa là cảm xúc của bạn tham gia quá mức vào quá trình ra quyết định đồng thời sẽ tạo ra sự căng thẳng.

 

Giúp đỡ người khác sẽ giúp hạnh phúc. Ví dụ dành thời gian để giúp đỡ đồng nghiệp không chỉ khiến họ vui mà còn khiến bạn hạnh phúc. Giúp đỡ người khác mang lại cho bạn lượng oxytocin, serotonin và dopamine, tất cả đều tạo ra cảm xúc tốt. Trong một nghiên cứu của Harvard, những nhân viên giúp đỡ người khác có khả năng tập trung vào công việc cao hơn gấp 10 lần và khả năng được thăng chức cao hơn 40%. Tuy nhiên việc giúp đỡ này là sự tự nguyện, giúp đỡ người khác chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hạnh phúc của bạn.

 

Bộ não của chúng ta có dây để liên lạc tới tất cả các nơi trong cơ thể.  Khi cơ thể được vuốt ve là một trong những kích thích chính để giải phóng oxytocin, có tác dụng làm dịu hạch hạnh nhân và làm dịu cảm xúc và ngược lại khi tác động mạnh sẽ tạo ra cảm giác đau đớn. Có những nghiên cứu chỉ ra rằng nắm tay người thân thực sự làm giảm phản ứng của não đối với cơn đau. Đây là tin xấu đối với những người sống tách biệt với xã hội, nhưng các nghiên cứu cho thấy mát-xa làm tăng serotonin lên tới 30%. Vuốt ve làm giảm kích thích tố căng thẳng, giảm cảm giác đau, cải thiện giấc ngủ và giảm mệt mỏi.

 

Điều cần làm thật đơn giản

Biết ơn cải thiện giấc ngủ. Giấc ngủ làm giảm cơn đau. Giảm đau giúp cải thiện tâm trạng. Cải thiện tâm trạng làm giảm lo lắng, giúp cải thiện khả năng tập trung và lập kế hoạch. Tập trung và lập kế hoạch giúp ra quyết định. Việc ra quyết định sẽ làm giảm lo lắng và cải thiện sự thích thú. Sự tận hưởng mang lại cho bạn nhiều điều để biết ơn hơn, điều này giữ cho vòng xoáy đi lên đó tiếp tục. Sự tận hưởng khiến bạn có quan hệ tốt và hòa nhập với xã hội, do đó, khiến bạn hạnh phúc hơn. Việc này giúp tôi nhớ đến câu nói của Đức Đạt Lai Lạt Ma

 “Hạnh phúc không phải là thứ được làm sẵn. Nó xuất phát từ hành động của riêng bạn."

Đánh giá bài viết

Bình luận mới nhất