Chuyển đổi số - Con đường đến tương lai.

Trong một năm rưỡi, covid-19 đã bám trụ hết quốc gia này đến quốc gia khác. Ngay khi bạn nghĩ rằng virus đã bị đánh bại, một biến thể mới lại bùng phát trở lại, có khả năng lây nhiễm mạnh hơn so với biến thể trước. Tuy nhiên, khi số lượng tiêm chủng vượt qua 3 tỷ, những cái nhìn thoáng qua về cuộc sống hậu covid -19 đang xuất hiện. Đã có hai điều rõ ràng: rằng giai đoạn cuối của đại dịch sẽ kéo dài và đau đớn và covid-19 sẽ để lại một thế giới khác.

Vậy điều gì sẽ là bình thường mới đối với Việt Nam về kinh tế là gì ?

 

Đôi nét về kinh tế Việt Nam giai đoạn COVID-19

Nền kinh tế tăng trưởng 5,6% ở nửa đầu năm 2021, nhưng phải đối mặt với rủi do lớn từ bên trong và bên ngoài , bao gồm dịch bện COVID-19 bùng phát tronh nước và lan ra hầu hết các địa phương từ cuối tháng 4/2021, cho đến hiện nay thì đặc biệt nghiệm trọng ở Tp. Hồ Chí Minh. Việt Nam  mặc dù với khả năng chống chụi tương đối tốt nhưng nền kinh tế đã bị ảnh hưởng bởi các biện pháp ngày càng nghiêm ngặt hơn nhằm kiểm soát đợt bùng dịch từ tháng 4/2021 trong bối cảnh tỉ lệ tiêm vắc-xin còn thấp. Đại dịch cũng ảnh hương sâu sắc  đến đời sống hàng ngày của người lao động, doanh nghiêp và hộ gia đình.  Trong thời gian tới, nền kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 4,8%  trong năm 2021 và hướng dần về mức tăng trưởng trước đại dịch ở mức 6,5-7 % từ năm 2022 ( báo cáo của chính phủ Việt Nam và dự báo của World Banks). Tuy nhiên dự báo trên cần nhìn nhận một cách thận trọng vì vẫn còn các bất đinh nghiệm trọng  về quy mô và thời gian của đại dịch,  trong đó phải kể đến sự xuất hiện của các biến thể mới và tốc độ tiêm vắc –xin ở Việt Nam và các quốc gia khác.

 

Diễn biến việc phục hồi của các của nền kinh tế trên thế giới.

Sau 17 tháng sống trong đại dịch COVID -19, vắc-xin đã được triển khai diện rộng đang mang đến hy vọng đại dịch sẽ kết thúc và quá trình phục hồi sẽ diễn ra tuy không đồng đều. Bất định về biến thể mới, tốc độ triển khia và sự chấp nhận tiêm vắc-xin khiến các dự báo về lộ trình phục hồi chỉ mang tính dự kiến.  Phần lớn các quốc gia thuộc nhóm thị trường mới nổi và nền kinh tế đang phát triển, các quốc gia thu nhập thấp – đang bị chói trân chói tay do hạn chế việc tiếp cận vắc –xin và nguồn lực tài chính để duy trì chính sách tiền tệ và tài khoá nới lỏng nhằm kích hoạt quá trình phục hồi.

Theo dự báo mới nhất của World Bank : Mỹ, khu vực sử dụng đồng Euro và Trung Quốc sẽ phục hồi và tăng trưởng ở các mức 5,4%, 6.8% và 8,6% trong năm 2021. Ngược lại các quốc gia đang phát triển ( ngoại trừ Trung Quốc) sẽ tăng trưởng 4,4%. Trong khi các quốc gia thu nhập thấp chỉ tăng trưởng 2,2%.

 

Lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030.

Những động lực tăng trưởng truyền thống – tích luỹ vốn,vật chất, lợi thế về cơ cấu dân số, mở rộng công nghiệp chế biến, chế tạo, hầu hết ở các nghành thâm dụng lao động  đang dần yếu đi. Mô hình phát triển cần cân nhắc đến tầng lớp trung lưu đang lớn mạnh nhanh tróng ( là những người có mức sống trên 15 USD/ ngày), dự kiến sẽ tăng từ 18,5 % dân số vào năm vào 2018 và tăng đến 50% vào năm 2035.

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030  đã đươc thông qua 2/2021, chỉ ra khát vọng trở thành nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2045. Điều đó có nghĩa là nền kinh tế phải tăng trưởng liên tục 5%/ năm trên đầu người liên tục trong 24 năm tới. Mục tiêu này có thể đạt được nhưng đầy thách thức, chỉ có một số ít các quốc gia vươn lên thành công từ quốc gia thu nhập thấp thành quốc gia có thu nhập trung bình trong 50 năm qua, và con số từ thu nhập trung bình lên thu nhập cao còn ít hơn . Chỉ có 18 quốc gia thuộc nhóm thu nhập trung bình năm 1965 vươn lên trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2013 trong đó bao gồm 5 nền kinh thế thuộc Đông Á ( Đặc khu Hồng Kong, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan). Khát vọng và mục tiêu đối với Việt Nam phải trở thành một trong các quốc gia như thế.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy để chuyển đổi từ quốc gia có thu nhập trung bình lên thu nhập cao, thì đòi hỏi phải sử dụng có hiệu suất cao các tài sản,  tài nguyên và bao gồm cả nguồn nhân lực. Hiệu suất cao hơn sẽ giúp năng suất và sản lượng, cũng như yêu cầu về chất lượng  đáp ứng yêu cầu của tầng lớp trung lưu ngày càng tinh tế hơn. Mô hình phát triển này cũng cần chú trọng tới hình thức nâng cao hiệu suất sử dụng vốn tự nhiên và tăng cường các thể chế dựa trên cơ chế thị trường.

Khoan hãy nói hãy nói về các lĩnh vực khác để thực hiện nâng cao hiệu suất kinh tế, bài viết sẽ đề cập về vấn đề chuyển đổi số.

 

Chuyển đổi số được được kỳ vọng sẽ đóng góp đáng kể cho việc nâng cao hiệu suất của nền kinh tế.

Một quá trình chuyển đổi đã được tăng tốc bởi COVID-19 , có lẽ đây là một điểm sáng trong đại dịch, thương mại và dịch vụ đã ngày càng được số hoá để ứng phó với chính sách giãn cách xã hội. Một ví dụ minh hoạ, thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2020 là thị trường tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á. Từ tháng 02/2020 đến tháng 04/2021 số lượng dịch vụ công trực tuyến của chính phủ tăng 10 lần dù trước đó xuất phát điểm còn rất thấp. Tất cả các thay đổi này đã tác động đến kinh tế, tài chính rõ nét và đến các cách thức người dân sinh sống, buôn bán và học tập.

Vậy các lợi ích cụ thể của chuyển đổi số để nâng cao hiệu suất kinh tế là gì ? xin được liệt kê các lợi ích chính như sau :

Một là - Nhiều thông tin hơn, nhiều lựa chọn hơn, doanh số cao hơn và khách hàng hài lòng hơn : Mức độ sẵn có của dữ liệu tăng lên cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về những gì đang diễn ra trong nền kinh tế, những xu thế mới tiêu dùng đang nổi lên, giúp cho việc tiếp cận khách hàng tốt hơn ( khách hàng mới). Về phía người tiêu dùng sẽ tạo thêm thông tin và lưa chọn. Thông tin lưu chuyển nhiều hơn giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng với thị hiếu của người tiêu dùng.

 

Hai là – Tiết kiệm thời gian, hàng triệu sản phẩm có thể đặt hàng và giao hàng trong ngày, cho phép khách hàng không phải đến cửa hàng. Điều này giúp cho doanh nghiệp giao hàng  và dịch vụ được nhanh chóng hơn, tiết kiệm thời gian cho khách hàng để họ theo đuổi các thứ khác.

 

Ba là – Giam chi phí, tăng cạnh tranh, sản phẩm và dịch vụ mới. Nền kinh tế số tạo điều kiện cho doanh nghiệp cắt giảm chi phí thuê, vận hành và bảo dưỡng các chuỗi của hàng bán lẻ, hàng hoá có thể giao trực tiếp từ nhà sản xuất đến tay khách hàng. Mô hình này tiết kiệm chi phí hoạt động cố định, chi phí lao động, nhờ vậy giảm được giá thành sản phẩm. Nền kinh tế số cũng cho phép làm việc tại nhà và linh hoạt về thời gian làm việc, hai yếu tố này có lợi cho người lao động đang phải chăm sóc con cái và gánh vác các trách nhiệm khác.

Trên một số thị trường kinh tế số các đặc điểm của kinh tế số còn cho phép doanh nghiệp mới ra nhập dễ dàng hơn. Nếu một doanh nhân có ý tưởng hoặc sản phẩm đổi mới sáng tạo, người đó có thể tìm cách gọi vốn cộng đồng, hoặc tiếp thị trực tiếp đến khách hàng, vì vậy có thể vượt qua nhiều rào cản truyền thống.

 

Bốn là – Nhiều dữ liệu giúp chính phủ hiểu rõ hơn những gì đang diễn ra trong nền kinh tế và những dịch vụ nào chính phủ có thể cần, hoặc cung cấp cho các nhóm đối tượng khác nhau.  Sự bùng nổ chính phủ điện tử giúp chấn chỉnh tình trạng chậm trễ trong giải quyết thủ tục hành chính, cải thiện dịch vụ cho khách hàng ( cả doanh nghiệp và người dân) và giảm tham nhũng.

Sự kết hợp của những lợi thế trên đã đem lại tác động to lớn cho Việt Nam. Ứng dụng công nghệ số đã thay đổi cách thức làm việc, giao tiếp, buôn bán, di chuyển và giải trí. Ngày nay dịch vụ được cung cấp ngay trên máy tính hoặc điện thoại thông minh qua các nền tảng kinh doanh. Người nông dân có thể biết giá lúa gạo thông qua các sàn giao dịch, các nhà quản lý sản xuất xe hơi có thể giám sát chất lượng từ trụ sở ở nước nhà. Đại dich COVID -19 đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi này . Trẻ em tương tác với các giáo viên qua màn hình, bệnh nhân gặp bác sỹ qua internet ngày càng nhiều hơn.

Tuy nhiên để hạn chế các rủi ro của kinh tế số đó là tính bảo mật và các sự cố. Việt Nam cần sớm đưa ra các khung pháp lý về vấn đề này, chính phủ cần cân bằng giữa việc quản lý dữ liệu, bảo vệ quyền riêng tư và tạo thuận lợi cho lưu chuyển dữ liệu số. Chính phủ và khu vực tư nhân cần xây dựng thị trường bảo hiểm không gian mạng nhằm giúp các doanh nghiệp phục hồi tài chính khi sảy ra sự cố mang.

 

Tài liệu tham khảo

  • Các báo cáo của World Bank về kinh tế và công nghệ 2020/2021
  • Cổng thông tin điện tử chính phủ

Đánh giá bài viết

Bình luận mới nhất