Chúng ta cần những ngôi làng thông minh

Làng thông minh là gì?

Thành phố thông minh là điều tuyệt vời, nhưng cần một kinh phí lớn cũng như một lộ trình dài để thực hiện. Nhưng có lẽ chúng ta cần các ngôi làng thông minh, nó có vẻ phù hợp với nước ta hơn, nếu chúng ta lựa chọn phát triển các dịch vụ số và nông nghiệp là động lực mới cho việc phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch.

https://thecup.vn/page/thuc-day-cac-dong-luc-tang-truong-moi-de-tranh-bay-kinh-te-covid-19

Không riêng Việt Nam chúng ta mà các nước đang phát triển họ đã triển khai và xây dựng các làng thông minh, không khó khăn để search trên google (smart village – làng thông minh, google sẽ cho ta nối tới rất nhiều đường links khác nhau).  Vậy làng thông minh là gì?

Làng thông minh (Smart Village) là một cộng đồng ở khu vực nông thôn, thúc đẩy kết nối, giải pháp và tài nguyên kỹ thuật số cho sự phát triển và chuyển đổi của chính nó để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc (UN-SDG). Đây là khái niệm theo định nghĩa của cộng đồng châu Âu. Chúng ta sử dụng khái niệm này để làm cơ sở cho việc thực hiện.  Mục tiêu phát triển bền vững chúng ta đã biết, vậy quay lại bài toán hạ tầng và chuyển đổi số.

 

Kết nối internet bài toán hạ tầng

Đại dịch COVID-19 đã làm cho điều này rõ ràng hơn bao giờ hết. Kết nối cho phép mọi người học hỏi, mua sắm, ngân hàng, giao tiếp xã hội, tiếp cận chăm sóc sức khỏe và làm việc tại nhà. Tuy nhiên, đối với khoảng 3,6 tỷ người trên khắp thế giới, tất cả những điều đó là không thể vì họ thiếu ngay cả quyền truy cập Internet cơ bản nhất.

https://www.itu.int/en/mediacentre/Pages/2019-PR19.aspx

Các Chính phủ đang ngày càng nhận ra sự cần thiết phải cải thiện truy cập internet cho tất cả công dân, đặc biệt là những người ở các cộng đồng nông thôn. Một cách để xây dựng kết nối thành công là thông qua quan hệ đối tác công tư.

Việt Nam là một quốc gia có hạ tầng Internet và kết nối được đánh giá cao, đây là một thuận lợi lớn so với các nước đang phát triển như chúng ta. Dưới đây là bảng thống kê vào tháng 1/2020. Hiện số liêu đã tăng trưởng dự so với thời kỳ thống kê khoảng 12%.

 

 

Kết nối rộng rãi cũng có tác dụng rất lớn. Nó có thể khuyến khích các doanh nhân kỹ thuật số phát triển các ứng dụng và dịch vụ hữu ích về mặt thị trường và xã hội. Nói chung, nó có thể kích thích tiến bộ kinh tế và xã hội trên toàn quốc.

Ngân hàng Thế giới ước tính rằng việc đạt được 75% truy cập Internet ở tất cả các nước đang phát triển sẽ tạo ra hơn 140 triệu việc làm trên toàn thế giới. Tham khảo links:

https://www.worldbank.org/en/topic/digitaldevelopment/brief/connecting-for-inclusion-broadband-access-for-all.

 

Hơn 70% dân số sống ở vùng nông thôn

Hơn 70% dân cư Việt Nam sinh sống tại các vùng nông thôn, gắn với sản xuất nông nghiệp. Năm 2020 Việt Nam xuất khẩu nông nghiệp được hơn 41 tỉ đô la Mỹ, nông nghiệp là trụ đỡ cho nền kinh tế Việt Nam, theo Thủ tướng nhiệm kỳ trước Ông Nguyễn Xuân Phúc khẳng định ngày 28/9/2020 ở hội nghị đối thoại tại Gia Lai. Đây thực sự là môt thế mạnh kinh tế.

https://vn.sputniknews.com/20200928/thu-tuong-nong-nghiep-va-nong-thon-la-tru-do-nen-kinh-te-viet-nam-9527810.html

Trong bối cảnh chúng ta đã có chính sách xây dựng nông thôn mới, hiện chỉ có 50 xã trong cả nước đạt chuẩn đó. Với hiện trạng số hoá và ứng dụng công nghệ thông tin và IOT không được đề cập nhiều. Nếu chúng ta đưa thêm việc triển khai làng thông minh chắc chắn hiệu quả sẽ đạt đươc cao hơn, và quan trọng hơn cả là sự phát triển bền vững theo tiêu chuẩn của LHQ.

 

Hai cuộc “di cư” trong đại dịch và thay đổi cách nghĩ

Hai cuộc “di cư” trong hai đợt dịch bùng phát ở Việt Nam, người lao động phải rời bỏ các trung tâm công nghiệp trở về vùng quê mà trước đó họ từng phải ra đi vì không tìm được kế mưu sinh (đặc biệt là rời bỏ Hà Nôi và Tp. Hồ Chí Minh trong đợt dịch).  Trong một cuộc phỏng vấn không chính thức, việc quay trở lại các trung tâm công nghiệp sau đại dịch chiếm tỉ lệ thấp (không quá 40%), đa số mọi người muốn ở lại với các vùng quê vì sẽ tìm kiếm sự ổn định hơn là quay lại các trung tâm công nghiệp.

https://thecup.vn/page/thuc-day-cac-dong-luc-tang-truong-moi-de-tranh-bay-kinh-te-covid-19.

Đây là cơ hội cho việc thúc đẩy kinh tế nông nghiệp với sự phát triển bền vững, bởi chính người lao động cũng thay đổi cách nghĩ sau đại dịch.

 

Trên đây là một vài suy nghĩ cá nhân của tác giả, khi nhìn thấy tiền năng nông nghiệp của Việt Nam chưa đươc khai thác hiệu quả và bền vững. Tôi có hay đi về các vùng nông thôn, đã nhìn thấy nhiều đất đai, vườn ruộng bỏ hoang, khi các thanh niên trong tuổi lao động tập trung ở các đô thị lớn với cuộc sống bấp bênh. Các gia đình chỉ còn các Cụ cao tuổi và trẻ con chiếm phần nhiều. Đại dịch qua đi, sẽ thay đổi … mong rằng nông thôn Việt Nam phát triển kinh tế hiệu quả và bền vững.

 

Tài liệu tham khảo

https://www.itu.int/en/mediacentre/Pages/2019-PR19.aspx

https://www.youtube.com/watch?v=8B-bNnkkFIE

https://www.wider.unu.edu/sites/default/files/Publications/Report/PDF/VARHS16-report-2017-VIE.pdf

https://vn.sputniknews.com/20200928/thu-tuong-nong-nghiep-va-nong-thon-la-tru-do-nen-kinh-te-viet-nam-9527810.html

 

Đánh giá bài viết

Bình luận mới nhất

Minh Phan Chu

Minh Phan Chu

“nhưng những ngôi làng này zường như không còn dáng dấp của làng đúng nghĩa nữa (làng quê, làng bản trước đây), những vùng sâu, vùng xa thì chỉ dừng lại ở làng (bản) văn hóa, các làng bản văn hóa này lúc đầu đều do người dân tự phát, sau đó chính quyền thấy hay thì nhân rộng phát triển. Phát triển làng bản thông minh là một xu hướng đúng đắn, bài viết có nêu là chúng ta có hạ tầng Internet và kết nối tốt, đây chỉ là 1 điều kiện cần thiết để tiến tới những điều mà chúng ta mong ước. Tuy nhiên, cũng không phải đơn giản cứ nói là làm được vì đi cùng với nó ta sẽ phải tiến hành thực hiện đồng bộ rất nhiều việc khác nữa: về hạ tầng công nghệ thông tin (nội dung của bài viết), hạ tầng giao thông (như đã nêu ở trên), ý chí của các nhà quản lý, về pháp lý, về con người … P/s: Ý tưởng của bài viết rất hay! Tuy nhiên để thảo luận sâu thì phải cần nhiều ý kiến của các chuyên za, đây chỉ là suy nghĩ cá nhân. Kính mời các anh chị khác tham gia thêm ạ ”

02:10:18 29/10/2021

Minh Phan Chu

Minh Phan Chu

“Đúng "Việt Nam là một quốc gia có hạ tầng Internet và kết nối được đánh giá cao, đây là một thuận lợi lớn so với các nước đang phát triển như chúng ta". Ơ đây cá nhân, xin trao đổi một nội dung khác có liên quan đến bài viết, là hạ tầng giao thông, không nói đến các trung tâm và cũng như các thành phố lớn, hạ tầng kết nối giao thông của chúng ta vẫn chưa đầu tư đồng bộ để phát triển được hết các tiềm năng sẵn có của từng vùng miền, từng địa phương để thực sự phát triển những ngôi "làng thông minh!" như nội dung đề cập. Tôi đã may mắn được biết tới một số quốc gia châu âu, châu á và các nước đang phát triển, họ có hệ thống giao thông rất thuận tiện, ở đâu có dân sinh sống là ở đó có đường xá. Tuy nhiên, ở VN hạ tầng giao thông gần đây đã có rất nhiều thay đổi nhưng có lẽ chỉ dừng lại ở các làng tại các vùng trung tâm, vùng có định hướng phát triển (du lịch, có các sản vật địa phương…),”

02:10:55 29/10/2021