Cải thiện giáo dục trong tương lai từ các bài học trực tuyến trong đại dịch

Bài viết dựa trên các cuộc trò chuyện với các sinh viên trong giai đoạn đại dich, đặc biệt là các bạn sinh viên Việt Nam học các trường Đại học ở nước ngoài về vấn đề giáo dục trực tuyến, vậy giới hạn người viết xin được đề cập trong phạm vi hẹp của giáo dục Đại học về các biện pháp tăng cường hiệu quả của việc học trực tuyến.
1. Học trực tuyến tương tác
Rất nhiều ý kiến đưa ra là việc giảng dạy trực tuyến nên mang tính tương tác nhiều hơn. Sẽ không đủ nếu chỉ đặt tài liệu bài giảng lên môi trường học tập ảo (Cloud) và cho rằng đây là sự thay thế phù hợp cho trải nghiệm được giảng dạy, nên “tương tác nhiều hơn với sinh viên ngoài việc chỉ cung cấp các bài giảng kỹ thuật số”, điều này có thể kết hợp các công cụ giao tiếp trực tuyến “để đảm bảo [vẫn] có một số loại kết nối cá nhân được tạo ra”.
Thống kê đã chỉ ra rằng sinh viên có thể thiếu động lực khi học trực tuyến. Để giải quyết vấn đề này, giảng viên có thể sử dụng các công cụ thăm dò ý kiến thời gian thực như Mentimeter và Kahoot!, có thể làm cho việc học trực tuyến trở nên hấp dẫn và tương tác hơn.
2. Giáo dục kỹ thuật số tính đến các điều kiện xã hội
Cơ sở hạ tầng viễn thông các thiết bị đầu cuối là một cản trở trong việc học trực tuyến, ở rất nhiều khu vực chất lượng dịch vụ viễn thông không đảm bảo cho việc học trực tuyến, gây gián đoạn và mất mát thông tin, thiết bị đầu cuối của cá nhân như máy tính…sẽ phục thuộc vào kinh tế của mỗi gia đình sinh viên, thậm chí có gia đình phải vật lộn để vượt qua. Thay vì giả định rằng mọi người sẽ được trang bị đầy đủ, các trường đại học nên đảm bảo rằng sinh viên có hỗ trợ và tài nguyên kỹ thuật số cần thiết để học tập và đánh giá trực tuyến. Đảm bảo học sinh có đầy đủ phần cứng và phần mềm, cũng như truy cập internet. Việc tiếp cận với công nghệ sẽ khó thể đạt được 100%, vì vậy cần có các biện pháp khắc phục, chẳng hạn như tùy chọn tham dự các bài giảng ảo trực tiếp hoặc nghe các bài giảng được ghi âm trước.
3. Sinh viên quốc tế có thể “mất mát” nhiều hơn.
Các sinh viên quốc tế (các bạn sinh viên Việt Nam học ở các trường quốc tế) đề cập đến các vấn đề như không được tiếp cận với các lĩnh vực học tập phù hợp, thiếu hỗ trợ về sức khỏe tinh thần, cảm thấy bị gò bó và cô lập, khó tập trung, thiếu phương hướng và khó khăn khi xa gia đình ở quê nhà. Nhiều sinh viên đã than: Xa gia đình khiến tôi rất căng thẳng và chán nản, tôi không thể tập trung rõ ràng vào việc học, chúng tôi đã trả học phí để được hỗ trợ, không phải để “một mình tìm ra”. Các trường đại học đã nỗ lực giao tiếp với sinh viên quốc tế trong giai đoạn này, nhưng trong nhiều trường hợp việc truyền thông giữa nhà trường và sinh viên bị “gián đoạn và thất lạc” đặc biệt là với các sinh viên năm đầu.
Các trường đại học hiện đã tiếp tục giảng dạy trực tiếp. Một số hoàn toàn có thể quay lại học tập tại trường, trong khi nhiều người có thể tiếp tục với mô hình kết hợp. Điều gì là tốt nhất là khó biết vì một số sinh viên cho rằng một số môn học trực tuyến cũng có mặt tích cực như giảm được thời gian đi lại (ví dụ như đi xe bus đến trường trung bình cũng mất 1h-1,5h), thời gian đó sẽ học được nhiều hơn…đây cũng là mặt tích cực của học trực tuyến.
Tuy nhiên, những kinh nghiệm này sẽ hữu ích cho việc tiếp tục giảng dạy trực tuyến hoàn toàn hoặc một phần. Nói rộng hơn, những phát hiện về trải nghiệm của sinh viên đại học trong đại dịch có thể giúp các trường đại học điều hướng tốt hơn mọi cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Tham khảo thêm : https://thecup.vn/page/suy-nghi-ve-tuong-lai-cua-giao-duc-dai-hoc
Bình luận mới nhất