Các “khủng hoảng” hậu COVID-19

COVID-19 một cuộc khủng hoảng toàn cầu, hậu quả của khủng hoảng này sẽ kéo theo các khủng hoảng khác có thể biến thành các cuộc khủng hoảng “kép”, vậy các khủng hoảng đó là gì ?

 

1. NẠN ĐÓI

55 quốc gia cần hỗ trợ lương thực nhân đạo và dinh dưỡng khẩn cấp "có thể phải đối mặt với sự đánh đổi khủng khiếp trong trường hợp xấu nhất, cứu mọi người để họ không chết vì đói", theo Báo cáo toàn cầu về khủng hoảng lương thực 2020. (https://docs.wfp.org/api/documents/WFP-0000114546/download/ ). Đó là báo cáo của năm 2020, với dự tính mọi diễn biến năm 2021 tốt hơn thực tế, vì vậy con số sẽ lớn hơn rất nhiều số liệu trong báo cáo.

"Số người phải chiến đấu với nạn đói cấp tính và bị suy dinh dưỡng đang gia tăng một lần nữa và những biến động bởi đại dịch COVID-19 đẩy nhiều gia đình và cộng đồng vào tình trạng đau khổ sâu sắc hơn". António Guterres, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc nói.

Tại Việt Nam,ngày 16/9/2021 Chính phủ đã hỗ trợ 4,117 tấn gạo hỗ trợ cho người dân bi ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo báo thời báo Tài chính (http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/xa-hoi/2021-08-16/ho-tro-hon-4117-tan-gao-cuu-doi-cho-nguoi-dan-bi-anh-huong-boi-covid-19-109367.aspx), trước đó nhiều đợt đã được chính phủ thực hiện.

 

2. THẤT NGHIỆP      

COVID-19  một cuộc suy thoái sâu hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính 2008-09. Điều đó có khả năng đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên cao, dự đoán tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên 10,4% trong năm nay, từ 3,7% vào năm 2019 và lên 9,2% năm 2020. Mới nhất theo báo cáo giám sát lao động ngày 25/1/2021 (https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---dgreports/---dcomm/documents/briefingnote/wcms_767028.pdf) của tổ chức giám sát Lao Động Quốc tế ( ILO), hơn 2 tỉ người sẽ bị ảnh hưởng về việc làm sau đại dịch.

 

Sơ đồ ảnh hưởng việc làm hậu COVID-19 ( nguồn ILO).

 

Tổn thất thu nhập đối với người lao động sẽ là "lớn", ILO cho biết, với ước tính cho thấy thu nhập của họ đã giảm 50% trên toàn cầu trong giai đoạn đầu tiên của cuộc khủng hoảng.

Tai Viêt Nam đã có hơn 85,000 doanh nghiệp đóng cửa cho đến hiện nay (https://vtv.vn/kinh-te/hon-85000-doanh-nghiep-dong-cua-20210829205752289.htm), chưa kể các hộ kinh doanh cá thể nhỏ lẻ tại các đô thị (không có số liệu khoả sát cụ thể) việc này sẽ gây ra lượng lớn người lao động mất việc làm, dự kiến con số khoảng 2,7 triệu người.

 

3. CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG.

Các chương trình vắc-xin sởi và bại liệt đang bị hoãn lại do giãn cách xã hội và các phụ huynh lo ngại rằng việc tiếp xúc có thể lây lan Corona Virus. Về việc này ,tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra hướng dẫn để giúp các quốc gia duy trì các dịch vụ tiêm chủng.

Các nhà khoa học tại Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London (TVSYHNĐLĐ) cho rằng "Nếu không tiêm chủng, những cái chết này có thể là kết quả của một loạt các bệnh bao gồm sởi, sốt vàng da, ho gà, viêm màng não, viêm phổi và tiêu chảy". TVSYHNĐLD cũng xây dựng mô hình và đưa ra kết luận: Tổ hợp các nguyên nhân bệnh nêu ở trên sẽ gây tử vong lớn hơn COVID-19 cho trẻ em.

Việc giãn cách xã hội kéo dài cũng dẫn đến việc hết hạn sử dụng của các loại vac-xin, cũng như gián đoạn việc nguồn cung.

 

4. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Biến đổi khí hậu là một trong những chủ đề chính của cuộc họp diễn đàn kinh tế thế giới năm 2020 tại Davos, tình trạng khẩn cấp về khí hậu đã được đặt lên hàng đầu các nhà hoạch định chính sách. Việc tập trung ngăn chặn đại dịch đã làm sao nhãng chủ đề này nhưng vấn đề sẽ không biến mất. Các hiện tượng thời tiết cực đoan vẫn tiếp tuc tăng, với các khu vực bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu trong khủng hoảng COVID-19 đã phải hứng chịu khủng hoảng “kép”.

 

 

5.MANG THAI NGOÀI Ý MUỐN

Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng việc thiếu tiếp cận với kế hoạch hóa gia đình, cùng với các biện pháp phong tỏa và gián đoạn lớn đối với các dịch vụ y tế, có thể dẫn đến 7 triệu trường hợp mang thai ngoài ý muốn trong giai đoạn dịch. Các cơ sở đang đóng cửa, phụ nữ bỏ qua các cuộc kiểm tra y tế vì sợ nhiễm virus và việc tránh thai trở nên khó khăn hơn do chuỗi cung ứng bị gián đoạn. (https://news.un.org/en/story/2020/04/1062742). Nó không chỉ là mang thai ngoài ý muốn được nhấn mạnh trong báo cáo - nó dự đoán cũng có thể có sự gia tăng bạo lực vì lệnh phong tỏa kìm giữ các chương trình phòng ngừa. Nó không đơn thuần là các câu chuyện “phiếm” trong mùa dịch của các quý ông nữa ! "Đại dịch đang làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng."

 

Hậu COVID-19, có quá nhiều việc cần phải làm, các quốc gia và tổ chức cần có kế hoạch hành động sớm và cụ thể.

Các chỉ số về hiệu ứng nhà kính của Bắc Kinh và New York giảm 25-30% trong thời gian đại dịch COVID-19. Các thách thức luôn tạo ra cơ hội mới, phải chăng đây là cơ hội cho chúng ta xây dựng lại một thế giới hướng tới sự tăng trưởng bền vững.

Đánh giá bài viết

Bình luận mới nhất